Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


47. TẬP ĐI VỚI NẠNG

(Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT )


I. ĐẠI CƯƠNG
Nạng là một loại dụng cụ trợ giúp di chuyển cần thiết để giúp người gặp khó khăn trong di chuyển, đi lại. Có hai loại chính: nạng nách và nạng khuỷu.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh liệt nửa người, liệt hai chi dưới, người bệnh tập sử dụng chân giả, nẹp chỉnh hình, trẻ bại não, bại liệt, một số bệnh lý chi dưới khác…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có rối loạn tri giác nhận thức, không hiểu lệnh và không điều khiển được các cử động của cơ thể.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, người được đào tạo chuyên khoa.
2. Phương tiện
- Nạng nách hoặc nạng khuỷu.
- Kích thước của dụng cụ này phải phù hợp với từng người bệnh vì vậy cần đo trước khi tập luyện.
+ Đo chiều cao nạng nách: Từ đất đến điểm cách hố nách 2-3 khoát ngón tay
+ Đo chiều cao nạng khuỷu: Từ sàn nhà đến cổ tay, đoạn tựa khuỷu từ khuỷu đến cổ tay.
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa
- Các xét nghiệm liên quan.
- Lượng giá các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và tình trạng người bệnh.
- Đọc kỹ phiếu điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Cách đi ba điểm
Đầu tiên 2 nạng được di chuyển trước, sau đó đến chân bị bệnh (yếu hơn) đưa ra trước, rồi tiếp đến chân bình thường (chân bình thường được đặt ở phía trước nạng).
2. Cách đi bốn điểm luân phiên
Cách đi này tạo ra ít nhất là 3 điểm trợ giúp ở cùng một thời điểm. Nạng bên phải di chuyển trước tiên -> bàn chân trái -> nạng bên trái -> bàn chân phải.
3. Cách đi hai điểm luân phiên
Kiểu đi này nhanh hơn kiểu đi 4 điểm. Nó yêu cầu thăng bằng tốt hơn vì chỉ có 2 điểm trợ giúp cơ thể cùng một lúc. Nạng trái và chân phải di chuyển lên trước cùng một lúc. Nạng phải và chân trái di chuyển lên trước cùng một lúc.
4. Cách đi kiểu đu đưa
Kiểu này dùng cho những người bệnh không thể dồn trọng lượng lên một chân. Cả hai nạng đưa về phía trước cùng một lúc với bàn chân yếu. Chân khỏe hơn đưa về phía trước qua điểm tì của nạng để giữ thăng bằng.
5. Cách lên xuống cầu thang bằng nạng
- Đi lên cầu thang: Đặt chân lành lên bậc thang tiếp theo, dồn trọng lượng thân thể lên chân đó, hai nạng và chân yếu sẽ cùng di chuyển lên bậc thang đó.
- Xuống cầu thang: Đặt nạng và chân yếu xuống trước, sau đó bước chân lành xuống bậc thang đó. Chân yếu luôn luôn có nạng để trợ giúp.
6. Cách sử dụng 1 nạng
Cho nạng ở phía bên lành, cho chân liệt và một nạng bước lên cùng một lúc, tiếp theo sau là chân lành.
VI. THEO DÕI
Theo dõi tình trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp của người bệnh trong và sau khi làm kỹ thuật.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trong khi tập với nạng, người bệnh có thể bị ngã hoặc dụng cụ bị gẫy.
- Xử trí: kiểm tra kỹ dụng cụ trước khi tập, phải luôn có một người đi cạnh để trợ giúp người bệnh.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/2025032954_QD-BYT_247911.doc.....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT

  • 39. TẬP LĂN TRỞ KHI NẰM
  • 40. TẬP THAY ĐỔI TƯ THẾ TỪ NẰM SANG NGỒI
  • 41. TẬP NGỒI THĂNG BẰNG TĨNH VÀ ĐỘNG
  • 42. TẬP THAY ĐỔI TƯ THẾ TỪ NGỒI SANG ĐỨNG
  • 43. TẬP ĐỨNG THĂNG BẰNG TĨNH VÀ ĐỘNG
  • 44. TẬP DÁNG ĐI
  • 45. TẬP ĐI TRONG VỚI THANH SONG SONG
  • 46. TẬP ĐI VỚI KHUNG TẬP ĐI
  • 47. TẬP ĐI VỚI NẠNG
  • 48. TẬP ĐI VỚI BÀN XƯƠNG CÁ
  • 49. TẬP ĐI TRÊN MÁY THẢM LĂN (TREADMILL)
  • 50. TẬP LÊN XUỐNG CẦU THANG
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Co thắt Dupeytren

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cạm bẫy trong chẩn đoán

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bôi ngoài da

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ASPARAGINASE
    Ôn tập - phân tích tình huống ECG

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space