Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

(Tham khảo chính: Phác đồ sản phụ khoa - PNT)

  1. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

1.1 Định nghĩa

- Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là bất kỳ tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết vào lần đầu tiên phát hiện trong thai kỳ, không loại trừ đái tháo đường trước đó chưa được phát hiện và cũng nên phân biệt sau sanh có còn tăng đường huyết hay không.

- Đái tháo đường thai kỳ gây ra một số biến chứng cho mẹ và con 

+ Biến chứng trong thai kỳ: tiền sản giật, đa ối, sẩy thai, thai lưu, sanh non, thai to

+ Trong lúc sanh: sanh khó (đa ối, thai to...), băng huyết ...

+ Sau sanh: tăng nguy cơ đái tháo đường vĩnh viễn cho thai phụ

1.2 Yếu tố nguy cơ

1.2.1 Tiền căn bản thân:

- Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước

- Tiền căn sảy thai liên tiếp; thai lưu không rõ nguyên nhân (đặc biệt khi thai đã lớn)

- Tiền căn thai dị tật, tiền căn sanh con dị tật bẩm sinh (thần kinh, tim, cơ xương)

- Tiền căn sanh con to ≥ 4.000 gr

- Tiền căn bị tiền sản giật, sản giật ở những lần mang thai trước

1.2.2 Tiền căn gia đình:

- Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường

1.2.3 Bệnh sử thai kỳ lần này

- Các triệu chứng của đái tháo đường (ăn nhiều, uống nhiều)

- Tuổi > 35, thừa cân, béo phì (tăng cân nhanh)

- Đường niệu; đường huyết bất kỳ ở lần khám thai đầu tiên ≥ 200mg/dL

- Thai to, đa ối trên siêu âm

- Nhiễm nấm âm đạo tái phát nhiều lần

* Nhóm thai phụ có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao:

- Những thai phụ có tiền căn bản thân và tiền căn gia đình (đã nêu bên trên)

- Béo phì nặng

- Bị hội chứng buồng trứng đa nang

1.2.4 Thời điểm làm tầm soát đái tháo đường thai kỳ:

- Với thai phụ không có nguy cơ nào: thực hiện thường qui (24 - 28 tuần)

- Thai phụ có yếu tố nguy cơ (đặc biệt là nguy cơ cao): nên tầm soát sớm hơn. Nếu làm 75 gr trước 16 tuần mà kết quả âm tính, có thể thực hiện lần 2 (28 -33 tuần 6 ngày)

1.3 Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

- Dựa vào test 75 gr đường (theo chuẩn của ADA)

- Cách thực hiện:

+ Dặn thai phụ ăn uống bình thường 3 ngày trước khi thực hiện test

+ Ngày trước khi làm test: dặn nhịn ăn từ 22 giờ, chỉ uống nước lọc

+ Sáng ngày thực hiện test, đi sớm, nhịn ăn, lấy máu lúc đói (lần 1)

+ Cho thai phụ uống 75 gr đường trong vòng 5 phút, nếu ói nhớ báo nhân viên y tế

+ Ngồi ngỉ ngơi, không vận động nhiều

+ Lấy máu lần 2 (1 giờ sau uống đường) và lần 3 (2 giờ sau khi uống đường)

- Nếu thai phụ ói: hẹn thực hiện test lần 2

Thời điểm lấy máu

Nồng độ đường huyết thanh

Tính theo mg/dL

Tính theo mmol/L

Lúc đói

92

5.1

1 giờ

180

10.0

2 giờ

153

8.5

- Test (+) khi có 1 trị số bất kỳ trên ngưỡng

 

  1. Xử trí đái tháo đường thai kỳ

2.1 Test 75 gr âm tính

- Theo dõi thai kỳ theo phác đồ

2.2 Test 75 gr dương tính

- Tư vấn cho thai phụ nguy cơ về các ảnh hưởng của ĐTĐTK đến mẹ và thai

- Tư vấn chế độ ăn kiêng (xem phụ lục bên dưới)

- Hẹn tái khám để làm các xét nghiệm:

+ 1 tuần sau: đường huyết (ĐH) đói - 2 giờ sau ăn và HbA1c

+ 2 tuần kế tiếp: ĐH đói - 2 giờ sau ăn

+ Nếu 3 lần thử ĐH đói - 2h sau ăn liên tục bình thường: hẹn tái khám xa hơn.

+ Thỉnh thoảng theo dõi ĐH đói - 2 giờ sau ăn cho đến lúc sanh

+ Có thể đo NST sớm (thai ≥ 32 tuần), đặc biệt khi ĐH không ổn định

- Khám thai bệnh lý hay khám chuyên khoa nội tiết nếu test 75 gr có 1 trị số ≥ 200mg/dL hoặc ĐH đói - 2 giờ sau ăn không ổn định, dao động nhiều giữa các lần thử.

- Nếu mức ĐH quá cao hoặc không kiểm soát được bằng chế độ ăn: khám nội tiết / khám thai bệnh lý để chích Insulin, kết hợp chế độ ăn và theo dõi

2.3 Nhập viện theo dõi

2.3.1 Nhập viện (tại khoa sản bệnh) để chấm dứt thai kỳ

- Thai 38 tuần dù chưa có dấu sanh (với ĐTĐ điều trị Insulin)

- Thai 39 tuần dù chưa có dấu sanh (với ĐTĐ kiểm soát bằng chế độ ăn)

2.3.2 Nhập viện theo dõi

- Khi ĐH không ổn định. Theo dõi 3 - 7 ngày:

+ Nếu đáp ứng tốt với chế độ ăn: xuất viện, hẹn khám thai và nhập viện lúc 39 tuần

+ Nếu đáp ứng không tốt với chế độ ăn: dùng Insulin kết hợp chế độ ăn và theo dõi

  • Đáp ứng tốt và thai ≥ 38 tuần: đánh giá sức khỏe thai và chấm dứt thai kỳ
  • Đáp ứng tốt và thai < 38 tuần: xuất viện, tái khám thai, nhập viện lúc 38 tuần
  • Nếu đáp ứng không tốt hoặc có nhiễm ceton hay tăng áp lực thẩm thấu: hội chẩn chuyên khoa nội tiết.

 

PHỤ LỤC: Hướng dẫn chế độ ăn cho thai phụ (ngoại trú)

  1. Đường huyết mục tiêu

Đường huyết

(mg/dL)

Đói

Sau ăn 1 giờ

Sau ăn 2 giờ

95

≤ 140

≤ 120

  1. Chế độ dinh dưỡng của thai phụ đái tháo đường

- Các loại carbohydrate trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường huyết với tốc độ khác nhau

- Nên chọn các thức ăn có chỉ số đường huyết (GI: glycemic index) thấp hoặc trung bình vì những thực phẩm với GI cao sẽ làm tăng đường huyết rất nhanh

Tốc độ chuyển hóa đường của các loại carbohydrate: low GI (thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp); average GI (trung bình); High GI (cao). Nguồn: Internet

- Nguyên tắc:

+ Không bỏ bữa: chia 3 bữa chính, 2-3 bữa phụ (snack)

+ Kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn, tránh ngọt

+ Chọn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa

- Chế độ ăn lành mạnh: chọn đĩa có đường kính 20cm, chia đĩa thàng 4 phần

+ 1/2 đĩa: rau củ, trái cây (ăn sống hoặc nấu chín), có thể cho thêm gia vị (nước sốt, tỏi ướt, gừng, dấm, dầu đậu nành. Có thể thêm 1 ít carbohydrate từ sữa, yaourt,                  trái cây

+ 1/4 đĩa: đạm (thịt trắng, gia cầm không ăn da, trứng, các loại hạt, phô mai ít béo)

+ 1/4 đĩa: carbohydrate (cơm cháo, hủ tiếu, bánh canh, phở, miến, khoai lang,             khoai tây...). Có thể dùng thêm các loại đậu chứa cả đạm và carbohydrate vào 1/4      phần đạm và 1/4 carbohydrate.

Thời điểm dùng các bữa chính (sáng - morning, trưa - lunch, tối - dinner) và các bữa phụ (snack). Nguồn: Internet

  1. Hoạt động thể lực cho thai phụ đái tháo đường

- Thai thai phụ bị ĐTĐ TK có thể đi bộ, bơi lội, yoga hay các bài tập nhẹ cho bà bầu

- Tập 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút. Tập nhẹ sau đó tăng dần về thời gian và cường độ.

- Uống nhiều nước, tránh để cơ thể bị nóng trong quá trình tập.

  1. Theo dõi

- Đường huyết mao mạch

- Thử trong 3 tuần liên tục, mỗi tuần thử ĐH đói - 2h sau ăn

- ĐTĐ đáp ứng với chế độ ăn: nếu ĐH đói (≤ 90mg/dL) - 2 giờ sau ăn (≤ 120mg/dL)

- Không đáp ứng với chế độ ăn và nhập viện theo dõi khi:

+ Mức đường cao hơn 50% trị số mục tiêu

+ Mức ĐH có khuynh hướng tăng dần

  • TƯ VẤN KHHGĐ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI
  • Phác đồ KHÁM PHỤ KHOA
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RONG KINH RONG HUYẾT
  • Phác đồ TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ - TIỀN SẢN GIẬT – SẢN GIẬT
  • VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM
  • PHÁC ĐỒ ĐẶT VÀ THÁO DỤNG CỤ TỬ CUNG
  • VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Ứng dụng vào thực hành

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sử dụng thuốc kháng vitamin K

    Nguyễn Thùy Châu.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tắc động mạch chi dưới cấp tính

    2475/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ô nhiễm trong nhà
    phác đồ điều trị rối loạn phát triển lan tỏa (tự kỷ, hội chứng rett) - tâm lý y học
    CODEIN PHOSPHAT
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space