Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Theo dõi điều trị

(Tham khảo chính: 5012/QĐ-BYT )

3.1. Theo dõi tác dụng không mong muốn

- Theo dõi chặt chẽ các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị viêm gan C, đặc biệt đối với người bệnh sử dụng phác đồ có PegIFN, ribavirin, điều trị các bệnh kèm theo. Các thuốc DAAs có một số tác dụng phụ nhẹ, thường tự khỏi.

- Đối với người bệnh đang sử dụng các thuốc khác cần lưu ý tương tác thuốc giữa thuốc đang sử dụng với thuốc điều trị viêm gan vi rút C (Phụ lục 3).

3.2. Xử trí một số tác dụng phụ do PegIFN và ribavirin

  1. a) Giảm bạch cầu

- Số lượng bạch cầu <1,5G/L: giảm liều PegIFN a-2a còn 135 mg /tuần, giảm liều PegIFN a-2b còn 1 mg/kg/tuần, sau đó có thể giảm tiếp xuống 0,5 mg/kg/tuần. Có thể dùng G-CSF (Granulocyte colony-stimulating factor); số lượng bạch cầu < 1G/L: ngừng điều trị;

- Bạch cầu đa nhân trung tính < 0,75 G/L: giảm liều PegIFN a-2a còn 135 mg/tuần, PegIFN a-2b 1 mg/kg/tuần sau đó có thể giảm tiếp xuống 0,5 mg/kg/tuần. Có thể dùng G-CSF; Bạch cầu đa nhân trung tính < 0,5 G/L: ngừng điều trị.

  1. b) Thiếu máu

- Đối với người bệnh không có bệnh tim mạch:

+ Hb < 10g/dL: giảm liều ribavirin từ 800- 1200 mg/ngày xuống 600 mg/ngày và có thể dùng thêm erythropoietin, darbepoietin.

+ Hb 8,5-10g/dL: giảm liều PegIFN và ribavirin 50% cho đến liều 200mg/ngày.

+ Hb <8,5g/dL: ngừng điều trị.

- Đối với người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch ổn định: Giảm liều RBV nếu Hb giảm trên 2g/dL trong thời gian điều trị 4 tuần. Nếu sau 4 tuần giảm liều mà Hb < 2g/dL: ngừng điều trị RBV.

  1. c) Giảm tiểu cầu

- Số lượng tiểu cầu < 50G/L: giảm liều PegIFN a-2a còn 90 mg /tuần, PeglFN a-2b: giảm liều còn 1 mg/kg/tuần, sau đó có thể giảm tiếp xuống 0,5 mg/kg/tuần.

- Số lượng tiểu cầu < 25G/L: ngừng điều trị.

  1. d) Trầm cảm: Cần ngừng ngay PegIFN nếu người bệnh bị trầm cảm nặng hoặc có ý định tự sát. Sử dụng thuốc chống trầm cảm sớm và hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
  2. e) Người bệnh có rối loạn chức năng tuyến giáp: Theo dõi FT4, TSH và hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

3.3. Theo dõi đáp ứng điều trị viêm gan C mạn tính

Trong quá trình điều trị cần theo dõi đáp ứng điều trị thông qua các xét nghiệm (Phụ lục 3).

  1. a) Điều trị khỏi:

- Điều trị khỏi bệnh viêm gan vi rút C là khi người bệnh đạt đáp ứng vi rút bền vững sau 12 tuần kết thúc điều trị (đạt SVR 12). Cần theo dõi sau khi ngưng điều trị 24 tuần bằng xét nghiệm định lượng HCV RNA để bảo đảm người bệnh không bị tái phát.

- Theo dõi người bệnh sau khi điều trị khỏi:

+ Theo dõi biến chứng HCC (kể cả người bệnh chưa điều trị), đặc biệt ở người bệnh có độ xơ hóa gan từ F3 trở lên: bằng siêu âm bụng và AFP mỗi 3-6 tháng. Có thể xem xét sử dụng các xét nghiệm: AFP-L3, PIVKA-II để phát hiện sớm HCC.

+ Người bệnh có nguy cơ tái nhiễm HCV (tiêm chích ma túy) hoặc có tăng men gan trở lại: cần kiểm tra lại xét nghiệm định lượng HCV RNA để phát hiện bệnh tái phát hoặc nhiễm HCV mới.

  1. b) Điều trị lại đối với người bệnh thất bại điều trị

Trường hợp thất bại điều trị là khi không đạt được đáp ứng vi rút bền vững ở tuần thứ 12 sau kết thúc điều trị (Bảng 4). Đối với các trường hợp thất bại điều trị, nên hội chẩn xin ý kiến chuyên gia để chọn lựa phác đồ thích hợp cho từng cá thể.

  1. c) Ngừng điều trị

- Ngừng điều trị khi người bệnh có các tác dụng không mong muốn nặng, đe dọa tính mạng (đặc biệt đối với phác đồ có Peg IFN).

- Trường hợp kết quả định lượng HCV RNA trên ngưỡng tại tuần thứ 4 của quá trình điều trị thì cần xét nghiệm định lượng HCV RNA tại tuần thứ 8. Nếu HCV RNA tăng >10 lần (> 1 log10 IU/ml) ngừng điều trị với phác đồ đang sử dụng. Cần hội chẩn với các chuyên gia để xem xét chuyển đổi phác đồ điều trị khác hiệu quả hơn.

Bảng 6. Phác đồ điều trị lại cho người bệnh thất bại điều trị

Phác đồ điều trị thất bại

Phác đồ điều trị lại và thời gian điều trị

Tên phác đồ thay thế

Không xơ gan

Xơ gan còn bù

Xơ gan mất bù

Kiểu gen 1

PegIFN + RBV

SOF/LDV

12 tuần

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần

12 tuần (+ RBV)

SOF+DCV

12 tuần

24 tuần (± RBV)

GZR/EBR

12 tuần

12 tuần

Không sử dụng

SMV+SOF

12 tuần

24 tuần

Không sử dụng

OBV/PTV/r+DSV

12 tuần- kiểu gen 1b

Không sử dụng

OBV/PTV/r+DSV+RBV

12 tuần- kiểu gen 1a

12 tuần- kiểu gen 1b

24 tuần- kiểu gen 1a

Không sử dụng

SOF + RBV ± PeglFN

SOF/LDV

12 tuần (+RBV)

24 tuần (+RBV)

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần (+RBV)

PeglFN + RBV với telaprevir hoặc boceprevir hoặc SMV

SOF+DCV

12 tuần

24 tuần (±RBV)

SOF/LDV

12 tuần

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần (+RBV)

GZR/EBR

12 tuần (+RBV)

12 tuần (+RBV)

Không sử dụng

SMV + SOF

SOF+DCV

12 tuần +RBV; 24 tuần +RBV nếu xơ hóa F3 hoặc xơ gan

SOF/LDV

12 tuần +RBV; 24 tuần +RBV nếu xơ hóa F3 hoặc xơ gan

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần (+RBV)

Kiểu gen 2

PegIFN + RBV

SOF+DCV

12 tuần

24 tuần

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần (+RBV)

SOF + RBV

SOF+DCV ± RBV

24 tuần

Peg-IFN+ RBV +SOF

12 tuần

12 tuần

Không sử dụng

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần (+RBV)

Kiểu gen 3

PegIFN + RBV

SOF+DCV

12 tuần

24 tuần (±RBV)

Peg-IFN+ RBV +SOF

12 tuần

24 tuần

Không sử dụng

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần (+ RBV)

SOF + RBV

SOF+DCV + RBV

24 tuần

24 tuần

Peg-IFN+ RBV +SOF

12 tuần

12 tuần

Không sử dụng

SOF/VEL +RBV

12 tuần

Kiu gen 4

PegIFN + RBV

SOF/LDV

12 tuần

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

OBV/PTV/r++RBV

12 tuần

12 tuần

Peg-IFN+ RBV +SOF

12 tuần

12 tuần

Không sử dụng

GZR/EBR

12 tuần

12 tuần

Không sử dụng

SOF +DCV

12 tuần

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

SOF/VEL

12 tuần

12 tuần

Kiu gen 5 và 6

PeglFN + RBV

SOF/LDV

12 tuần +RBV

SOF+DCV

12 tuần

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

Peg-IFN+ RBV +SOF

12 tuần

12 tuần

Không sử dụng

SOF/VEL

12 tuần

Lưu ý: Các trường hợp thất bại điều trị với các phác đồ chưa đề cập trong Bảng 6, việc lựa chọn phác đồ điều trị lại phải có ý kiến hội chẩn với chuyên gia trong từng trường hợp cụ thể.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Điều trị viêm gan vi rút C cấp HCV
  • Điều trị viêm gan vi rút C mạn tính HCV
  • Theo dõi điều trị
  • Đánh giá mức độ xơ hóa gan bằng sinh thiết gan và các biện pháp không xâm nhập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Biếng ăn ở trẻ

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triệu chứng kèm với đau lưng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Migrain

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Cập nhật tài khoản
    Yếu tố nguy cơ
    a
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space