Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 3

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

CÁC CAN THIỆP CHO BỆNH NHÂN NÀY:

Bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị ung thư gan giai đoạn cuối, hiện bệnh nhân khá ổn định và không có tình trạng nguy kịch cần xử trí, do đó tại phòng khám ngoại trú BS cần xác định đây là người bệnh cần được áp dụng điều trị theo hướng Chăm sóc giảm nhẹ.

- Theo WHO (2002): " Chăm sóc giảm nhẹ … cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện và điều trị đau và các vấn đề khác, thể lực, tâm lý xã hội và tinh thần."

-Cần xây dựng kế hoạch để đáp ứng và làm giảm tất cả các loại tổn thương ở bệnh nhân này: 

• Thực thể: đánh giá mức độ đau và giúp bệnh nhân giảm đau

• Tâm lý: động viên, giải thích giúp bệnh nhân bớt lo lắng về bệnh tật của mình và hạn chế bị mất ngủ

• Xã hội

• Tinh thần

-Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

-Nhằm vào cả bệnh nhân và gia đình

 

Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm:

1.Đưa ra các can thiệp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân, sử dụng Sổ tay Người chăm sóc • Cung cấp thông tin và đào tạo kỹ năng chăm sóc • Sử dụng Sổ tay Người chăm sóc để đào tạo bệnh nhân, gia đình và người chăm sóc tại cộng đồng

2.Giảm đau và giảm các triệu chứng gây khó chịu: kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân này, do tính chất đau không nhiều có thể khởi đầu bằng thuốc giảm đau thông thường, nếu không hiệu quả sẽ điều chỉnh thuốc giảm đau và có thể kê đơn thuốc Morphin cho bệnh nhân này khi cần thiết.

Thuốc: có thể dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen, nếu cơn đau không giảm thì sử dụng Para-codein hoặc Tramadol.

Thuốc an thần: Seduxen hoặc Lexomil giúp BN có giấc ngủ êm dịu hơn nếu cần thiết.

3.Hỗ trợ về tâm lý và xã hội cho bệnh nhân và người nhà

+ Giúp người bệnh sống càng tích cực càng tốt: các thú vui khác, hỗ trợ, gia    

 đình, bạn bè).

+ Giúp người bệnh tiếp cận và luôn tuân thủ các điều trị bệnh đặc hiệu 

+ Giúp gia đình người bệnh đương đầu với tình trạng bệnh tật và cái chết 

của người thân

4.Dự đoán và chuẩn bị trước các vấn đề tương lai: bện có thể nặng hơn, có thể tử vong, tư vấn tâm lí cho BN đón nhận việc sắp tử vong của mình.

5.Ngăn ngừa các can thiệp y học không mong muốn hoặc không thích hợp

Giải thích bệnh nhân việc CT lúc này chưa thật sự cần thiết và tốn kém.

6.BSGĐ có thể điều phối nhóm chăm sóc giảm nhẹ đa ngành trong quá trình chăm sóc liên tục và suốt đời cho người bệnh.

+ Các nhân viên y tế:

• Bác sỹ (nhiều ngành, khoa)

 • Điều dưỡng, y tá, dược sĩ.

 • Nhân viên y tế cộng đồng

+ Gia đình, bạn bè, người thân.

+ Người hỗ trợ đồng đẳng/tình nguyện viên

Thường xuyên có họp nhóm để có thể trao đổi về diễn tiến bệnh của BN, đồng thời phối hợp nhịp nhàng trong chăm sóc.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xóa bỏ rào cản tiếp cận dịch vụ y tế

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các giai đoạn chuyển dạ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index (BMI)

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đảo ngược phủ tạng (ECG Ví dụ 2)
    Liên hệ tác giả
    TĂNG MỠ MÁU VÀ STRESS
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space