TRUYỀN MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU - Nguyên tắc:
- Nên truyền một thành phần của máu mà trẻ cần. - Lượng hemoglobin của trẻ (hoặc hematocrit), mặc dù quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết định truyền máu. Quyết định để truyền máu nên nhằm mục đích làm giảm các dấu hiệu lâm sàng (ví dụ như đang chảy máu) và phòng ngừa biến chứng và tử vong. Hemoglobin sẽ không phản ánh tình trạng lâm sàng thực tế của trẻ trong trường hợp chảy máu liên tục. - Đối với trẻ nhẹ cân (dưới 2,5 kg khi sinh hoặc sinh trước 37 tuần), hemoglobin có thể giảm dần (thiếu máu ở trẻ sinh non), nhưng khuyến cáo chỉ truyền máu khi hemoglobin thấp hơn 8g/dl (hematocrit dưới 24%) nếu trẻ khỏe. - Trong trường hợp sốc do mất máu, nếu không có sẵn máu để truyền ngay lập tức, cung cấp dịch truyền (natri chlorua 0,9%) cho đến khi có máu. - Nguy cơ và cách giảm nguy cơ khi truyền máu:
- Truyền máu mang nguy cơ: + Nhiễm virus: như HIV và viêm gan. + Nhiễm khuẩn do vi khuẩn (bất kỳ sản phẩm máu nào cũng có thể bị nhiễm khuẩn nếu được chuẩn bị hoặc lưu trữ không đúng cách). + Phản ứng truyền máu tán huyết nghiêm trọng. + Bệnh vật ghép với ký chủ. - Giảm các rủi ro liên quan với truyền máu bằng cách: + Kiểm soát người cho máu hiệu quả. + Sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây truyền trong máu người cho (ví dụ như HIV và viêm gan siêu vi). + Đảm bảo chất lượng về nhóm máu, thử nghiệm tương hợp, lưu trữ và vận chuyển của máu. + Đảm bảo rằng ngân hàng máu tuân theo các khuyến cáo cho máu an toàn. + Sử dụng máu thích hợp, thực hiện đúng quy chế truyền máu. - Máu được truyền cho trẻ phải được làm phản ứng chéo với máu của trẻ. Khi gửi mẫu máu của trẻ để làm nhóm máu và phản ứng chéo, nếu được nên gửi một mẫu máu của mẹ - Theo dõi sau truyền máu:
- Mỗi khi truyền máu, theo dõi sinh hiệu trẻ theo các bước sau đây: + Trước khi truyền máu. + Ngay khi bắt đầu truyền máu. + Mỗi 5 phút trong 15 phút đầu khi bắt đầu truyền máu. + Ít nhất mỗi 1 giờ trong suốt quá trình truyền máu. + Mỗi 4 giờ trong 24 giờ sau khi hoàn tất truyền máu. - Mỗi khi theo dõi, ghi nhận các thông tin của trẻ: tổng trạng, nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, bilan xuất nhập (dịch nhập đường miệng hay truyền tĩnh mạch và lượng nước tiểu xuất). - Ngoài ra ghi nhận thêm: thời gian bắt đầu và kết thúc truyền máu, thể tích và loại máu truyền, mã số túi máu, mọi tác dụng bất lợi. - Các lưu ý khi truyền máu:
- Xem lại những nguyên tắc chung của việc sử dụng chế phẩm máu. - Thiết lập đường truyền ngoại biên nếu chưa có. - Trước khi bắt đầu truyền máu, kiểm tra (cùng với một thành viên khác trong nhóm, nếu có thể) để đảm bảo rằng: + Đúng nhóm máu dùng cho trẻ, những thông tin của trẻ được ghi nhận rõ ràng, và máu đã được kiểm tra với máu của mẹ và trẻ (nếu được). Trong trường hợp cấp cứu, sử dụng nhóm máu O. + Túi máu truyền chưa bị mở và không rò rỉ. + Túi máu không được để ngoài tủ lạnh quá 4 giờ, plasma không có màu hồng, hồng cầu lắng không có màu xanh hay đen, và máu không có cục đông. + Đường truyền tĩnh mạch phải thông suốt. - Ghi nhận nhiệt độ, nhịp tim và nhịp thở của trẻ. - Bỏ lớp bảo vệ khỏi túi máu, không chạm vào phần mở và gắn túi máu với bộ truyền máu. - Mở nút chặn trên dây truyền của bộ truyền máu để máu chảy tới cuối dây truyền, sau đó khóa nút chặn. - Tháo nút truyền máu của dây truyền và gắn dây truyền vào bộ truyền máu ngay lập tức. - Truyền toàn bộ máu với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng, thời gian trung bình 2 giờ, tối đa khoảng 4 giờ. - Theo dõi nhiệt độ, nhịp tim và nhịp thở của trẻ, và giảm tốc độ truyền xuống một nửa khi các dấu hiệu sinh tồn của trẻ bắt đầu tăng. - Sử dụng máy truyền máu để kiểm soát tốc truyền nếu có thể. Đảm bảo máu được truyền đúng tốc độ. - Khi kết thúc truyền máu, đánh giá lại trẻ. Nếu cần truyền máu tiếp, truyền với cùng tốc độ và thể tích. THAY MÁU Ở TRẺ SƠ SINH VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Thay máu là thủ thuật để lấy bỏ một phần hồng cầu tán huyết gắn kháng thể và cả kháng thể chưa gắn kết trong bệnh lý tán huyết đồng miễn dịch làm tăng bilirubin máu, và thay bằng máu người cho. Thay máu còn được áp dụng trong một số tình huống khác khi bilirubin máu tăng quá cao đến ngưỡng có thể gây độc thần kinh. - Lưu ý khi thay máu:
- Nên kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu ở tất cả các trẻ: vàng da xuất hiện từ ngày đầu tiên sau sinh, vàng da xuất hiện từ ngày thứ hai ở trẻ sinh non < 35 tuần, vàng da đến lòng bàn tay chân ở bất kỳ ngày tuổi nào. - Tất cả các trẻ sơ sinh nên được chiếu đèn tích cực trước khi đưa ra quyết định thay máu. - Đánh giá được biến chứng não cấp do tăng bilirubin tự do (3 giai đoạn-có thể diễn tiến nhanh trong vài ngày): + Sớm (1-2 ngày): ngủ nhiều, bú giảm, giảm nhẹ trương lực cơ, khóc ré + Trung gian: li bì, bú yếu, tăng trương lực cơ duỗi khi kích thích, quấy khóc khó dỗ, sốt. + Tiến triển nặng (sau 1 tuần): cơn ngưng thở, bỏ bú, sốt, co cứng cơ duỗi + cử động bất thường đạp xe đạp/vặn vẹo tứ chi, khóc thét không dỗ được hay không khóc được, lơ mơ, hôn mê, tử vong do suy hô hấp hay co giật kháng trị - Chỉ định: vàng da tăng bilirubin tự do có chỉ định thay máu
2.1. Chỉ định thay máu vàng da tăng bilirubin tự do đối với trẻ ≥ 35 tuần Trẻ nguy cơ thấp (≥38 tuần và khỏe mạnh) Trẻ nguy cơ trung bình (≥38 tuần + YTNC hay 35-37 6/7 và khỏe mạnh) Trẻ nguy cơ cao (35-37 6/7 + YTNC) Thay máu khẩn nếu xuất hiện triệu chứng bệnh não do tăng bilirubin hoặc bilirubin toàn phần trên ngưỡng ≥ 5 mg/dL Yếu tố nguy cơ bao gồm: bất đồng ABO, bất đồng rhesus, thiếu G6PD, ngạt, nhiễm khuẩn huyết, toan. 2.2 Chỉ định thay máu vàng da tăng bilirubin tự do đối với trẻ non tháng Cân nặng (g) | < 1000g | 1000-1500g | 1500-2000g | 2000-2500g | Bili (mg%) | 10-12 | 12-15 | 15-18 | 18-20 |
Tuổi thai (tuần) | < 30 | < 35 | < 37 | Bili (mg%) | 15-20 | 20 | 25 | | - Chiếu đèn sớm trong 24 giờ đầu tiên ở trẻ non < 1000g vàng da, chiếu đèn tích cực khi bilirubin ở ngưỡng thấp hơn ngưỡng thay máu 5 mg/dl. - Chiếu đèn thất bại: Bilirubin không giảm ≥ 1mg/dl/giờ sau 4 giờ |
- Chống chỉ định
- Huyết động không ổn định. - Chuẩn bị
- Giường sưởi, dụng cụ và thuốc để hồi sức. - Bệnh nhân nằm ngửa, cố định chi, nhịn ăn và gắn máy monitoring theo dõi. - Dụng cụ: + Dụng cụ đặt catheter tĩnh mạch rốn. + Dụng cụ thay máu: ống tiêm 10-20ml để bơm rút máu. + Một bộ dây tiêm truyền, một hoặc hai bộ dây truyền máu (máu toàn phần hoặc thay máu với hồng cầu lắng và plasma tươi đông lạnh). + Túi vô trùng đựng máu bỏ. - Máu thay: + Số lượng máu: Thay máu gấp đôi thể tích: thể tích máu thay = thể tích máu x 2 (thể tích máu: 80ml/kg với trẻ đủ tháng, 90ml/kg đối với trẻ non tháng). + Sản phẩm máu: - Bất đồng Rh: máu toàn phần nhóm O, Rh âm phù hợp với máu mẹ.
- Bất đồng ABO: máu toàn phần nhóm O (hoặc hồng cầu lắng O và plasma tươi đông lạnh AB nếu không có máu mới), Rh phù hợp với mẹ và con.
- Nên dùng máu mới < 7 ngày. Máu được làm ấm 37oC trước thay.
- Kỹ thuật:
- Rửa tay thủ thuật, mặc áo choàng, mang găng vô khuẩn. - Tráng nước muối catheter, hệ thống dây nối và các 3 chia. - Tiến hành đặt catheter tĩnh mạch rốn. - Nối hệ thống 3 chia với catheter tĩnh mạch rốn, nối các 3 chia các bịch máu, túi chứa máu thải ra. - Thực hiện kỹ thuật pull- push, tránh rút hoặc bơm vào với áp lực mạnh. - Lượng máu thay mỗi chu kỳ = cân nặng x 5; lượng máu rút ra = lượng máu bơm vào. Thời gian mỗi chu kỳ 1-1,5 phút. - Khi kết thúc thay máu, rút bỏ catheter tĩnh mạch rốn. - Sau thay máu: + Tiếp tục chiếu đèn. + Nhịn ăn 6 giờ (tránh nguy cơ viêm ruột hoại tử) + Xét nghiệm: Hct, tiểu cầu đếm, bilirubin, điện giải đồ, đường huyết - Theo dõi và sử lý các biến chứng:
- Biến chứng liên quan đến catheter tĩnh mạch rốn. - Nhiễm khuẩn từ bịch máu hoặc do thủ thuật. - Hạ hoặc tăng thân nhiệt do nhiệt độ bịch máu không thích hợp. - Rối loạn điện giải, toan kiềm, đường huyết.. - Thiếu máu, giảm tiểu cầu. - Viêm ruột hoại tử. - Tán huyết do áp lực bơm hoặc rút mạnh.
|