Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


NUÔI DƯỠNG QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY VÀ NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

NUÔI DƯỠNG QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY Ở TRẺ SƠ SINH

Tất cả các trẻ đủ tháng và non tháng (>1500 gram) khỏe mạnh nên bú mẹ ngay trong vòng một giờ sau sinh, hoặc cho ăn qua đường tiêu hóa sớm sau sinh.

  1. Chỉ định:

Khi trẻ không có chống chỉ định dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, nhưng không thể bú hoặc bú không đủ lượng sữa:

- Trẻ sinh non có nhiều cơn ngưng thở.

- Suy hô hấp đang được hỗ trợ hô hấp hoặc trẻ thở nhanh > 70 lần/phút.

- Không có khả năng bú hoặc dễ bị sặc khi bú nuốt:

+ Bệnh lý não: sinh ngạt, vàng da nhân.

+ Bệnh lý thần kinh cơ.

+ Dị tật vùng mặt, hầu họng, sứt môi, chẻ vòm, hẹp mũi sau.

  1. Chống chỉ định:

- Huyết động không ổn định: đang sốc, suy hô hấp nặng, đang co giật.

- Nôn hoặc dịch dạ dày có máu hoặc dịch mật, bụng chướng, nghi ngờ dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

- Viêm ruột hoại tử.

- Trẻ sinh ngạt nặng trong 48-72 giờ đầu.

  1. Nuôi dưỡng qua đường dạ dày:

3.1. Chọn sữa

- Sữa mẹ là tốt nhất (trừ trường hợp mẹ nhiễm HIV).

- Khi không có sữa mẹ, dùng sữa công thức phù hợp với tuổi thai, sữa phù hợp với tình trạng bệnh lý.

3.2. Cách cho ăn ở trẻ non tháng

- Trẻ non tháng rất nhẹ cân hoặc nhẹ cân cần chăm sócdinh dưỡng tiêu hóa trong vòng 1-2 ngày đầu tiên sau sinh khi tình trạng ổn định.

- Trẻ cân nặng lúc sinh < 1250g bắt đầu nuôi dưỡng qua thông dạ dày tối thiểu trong 2 đến 5 ngày tuổi đầu tiên, kích thích hoạt động dạ dày ruột, bắt đầu với sữa mẹ hoặc nếu không có sữa mẹ dùng sữa non tháng 20 kcal/oz. Thể tích nuôi dưỡng tối thiểu khoảng 10-20 ml/kg/ngày (trẻ > 1000 g: 2 -3 ml mỗi 2-4 giờ, trẻ < 1000 g: 1-2 ml mỗi 4-6 giờ). Trẻ có cân nặng lớn hơn, có thể bắt đầu cho ăn sớm hơn.

- Tăng sữa khi trẻ ổn định và dung nạp nuôi dưỡng tối thiểu, tốc độ tăng tùy tình trạng chung và tuổi sinh non.

Gợi ý tiến trình dinh dưỡng đường tiêu hóa ở trẻ sinh non

Cân nặng

Thể tích khởi đầu

Thời điểm tăng sữa

Tốc độ tăng

< 1250 g

10-20 ml/kg/ngày

Duy trì nuôi dưỡng tối thiểu 3 ngày

10-20 ml/kg/ngày

1250-1500 g

20 ml/kg/ngày

Nếu dung nạp có thể tăng sau 24-48 giờ

20 ml/kg/ngày

1500-2000 g

20-30ml/kg/ngày

Nếu dung nạp có thể tăng sau 24-48 giờ

30 ml/kg/ngày

2000-2500 g

30 ml/kg/ngày

Tăng hàng ngày

30-40 ml/kg/ngày

Trẻ < 34 tuần, khi chưa phối hợp tốt động tác bú-nuốt-thở, nên cho ăn qua thông dạ dày, 30-60 phút mỗi cử

- Trẻ có cân nặng lúc sinh < 1500g, khi dung nạp thể tích > 100ml/kg mỗi ngày, có thể dinh dưỡng bổ sung đạm và năng lượng vào sữa mẹ.

- Khi trẻ ≥ 34 tuần, thể tích sữa mẹ cần đạt 180-200 ml/kg/ngày.

3.3 Theo dõi

- Theo dõi vị trí ống thông dạ dày, kích cỡ phù hợp, chúc ngược bơm tiêm khi bơm sữa.

- Đánh giá sự dung nạp.

+ Dịch dư dạ dày:

  • > 50% lượng sữa của cữ ăn trước hoặc 30-50% lượng sữa của cữ ăn trước x 3 cử, hoặc mới ọc dịch xanh: Nhịn ăn, đánh giá tình trạng bụng.
  • Nếu lượng sữa của cữ ăn trước 2-3 ml khi dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu, hoặc < 50% lượng sữa của cữ ăn trước: tiếp tục cho ăn, bơm lại sữa cũ và bơm thêm cho đủ ở cử kế tiếp, kiểm tra các yếu tố cải thiện dung nạp (tư thế trẻ, vị trí ống thông dạ dày, đi tiêu, trào ngược…)

+ Nôn ói, tình trạng bụng: bụng chướng, thay đổi màu da bụng, số lần đi tiêu, tính chất phân, có máu trong phân không.

+ Đánh giá sự phát triển: cân nặng mỗi ngày, vòng đầu mỗi tuần, chiều cao mỗi tuần.

  1. Cung cấp Vitamin và khoáng chất:

Cho trẻ non tháng (< 34 tuần). Bắt đầu khi trẻ dung nạp được một lượng sữa tương đối qua đường tiêu hóa

- Sắt: Trẻ sinh non nên bổ sung sắt 2 -4 mg/kg/ngày đối với trẻ bú mẹ, 1mg/kg/ngày đối với trẻ bú sữa công thức lúc trẻ 1 tháng tuổi hoặc > 2 tuần tuổi và ăn sữa đủ, kéo dài đến 12 tháng tuổi.

- Vitamin E: 6-12 UI/kg/ngày, vitamin D: 400 UI/ngày khi bắt đầu dung nạp sữa

 

NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH

MỞ ĐẦU:

Nuôi dưỡng tĩnh mạch bao gồm cung cấp đủ năng lượng cho tăng trưởng và dự trữ, ngăn hạ đường huyết, bổ sung acid amin, acid béo, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cùng với các yếu tố vi lượng cần cho tăng trưởng và phát triển.

  1. Chỉ định:

- Sinh non < 1500gr không ăn sữa đường tiêu hóa đủ.

- Khi không thể dung nạp năng lượng tối thiểu 50 kcal/kg/ngày qua đường tiêu hóa trong thời gian 3 ngày (cân nặng ≤1800gr) hoặc 5 ngày (cân nặng>1800gr).

- Trẻ có chống chỉ định nuôi dưỡng đường tiêu hóa.

  1. Thực hành nuôi dưỡng tĩnh mạch:

- Nhu cầu năng lượng: duy trì cân nặng 50-60 kcal/kg/ngày, tăng cân ở trẻ đủ tháng 100-120 kcal/kg/ngày, tăng cân ở trẻ sinh non 110-140 kcal/kg/ngày.

- Tính nhu cầu dịch trong dung dịch nuôi ăn/ngày = nhu cầu dịch/ngày-dịch pha thuốc-thể tích sữa nếu có (ước tính thể tích hấp thu 75%).

- Tính lượng lipid, trừ thể tích lipid.

- Tính lượng protein.

- Tính nhu cầu điện giải.

- Tính nồng độ glucose, tốc độ glucose (mg/kg/phút).

- Tính lượng kcal/kg/ngày đạt được.

2.1 Carbohydrate

- Năng lượng cung cấp: 3,4 kcal/g.

- Tốc độ khởi đầu 8 mg/kg/phút ở trẻ đủ tháng, 4- 6 mg/kg/phút ở trẻ sinh non.

- Tốc độ tăng hàng ngày nếu dung nạp tốt: 1-2 mg/kg/phút, tối đa 11-12 mg/kg/phút.

- Nồng độ dextrose truyền qua tĩnh mạch ngoại biên giới hạn ≤ 12,5%.

- Glucose mg/kg/phút =

2.2 Protein

- Năng lượng cung cấp: 4 kcal/g.

- Khởi đầu ngay sau sinh 2-3 g/kg/ngày ở trẻ < 1250 g, 2g/kg/ngày ở trẻ ≥ 1250g.

- Mục tiêu cần đạt 3,5-4 g/kg/ngày cho trẻ sinh non và 3 g/kg/ngày cho trẻ đủ tháng.

2.3 Lipid

- Năng lượng cung cấp: 9-10 kcal/g.

- Khởi đầu 24-48 giờ đầu tiên sau sinh 1 g/kg/ngày, tăng 1g/kg hàng ngày.

- Mục tiêu cần đạt 3 g/kg/ngày, truyền liên tục trong 24 giờ.

  1. Theo dõi:

Cân nặng, phù, mất nước

Lượng dịch nhập-xuất

Hàng ngày

Chiều cao, vòng đầu

Mỗi tuần

Điện giải

Ure/creatinin

Mỗi ngàyx3 ngày, sau đó mỗi tuần

Bilirubin

Protein và albumin

SGOT, SGPT

Mỗi tuần

Glucose

Mỗi 6 giờ/ngày, sau đó mỗi ngày

Triglycerid

Mỗi tuần khi có truyền lipid

Tỷ trọng và đường niệu

Tuần đầu

  1. Ngưng nuôi dưỡng đường tĩnh mạch:

- Khi trẻ ăn sữa được > 50ml/kg/ngày, giảm dần nuôi ăn tĩnh mạch.

- Ngưng nuôi ăn tĩnh mạch khi có thể dung nạp sữa ≥ 100-120ml/kg/ngày.

- Tốc độ đường nên giảm từ từ tránh hạ đường huyết.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xung đột lợi ích (Conflict of interest)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biến chứng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Xóa bỏ rào cản tiếp cận dịch vụ y tế
    So sánh trung vị giữa nhiều nhóm (tiếp)
    Hướng dẫn điều trị đợt cấp BPTNMT
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space