Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


SƠ CỨU GẪY XƯƠNG

(Tham khảo chính: 2919/QĐ-BYT )

  1. PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG:

Có hai loại chính

- Gãy xương kín: là gãy xương nhưng không có vết thương mở ra bên ngoài cơ thể.

- Gãy xương hở: là gãy xương có kèm theo vết thương hở ra ngoài da. Vết thương hở này có thể do ngoại lực tác động vào (ngoại lực gây gãy xương) hoặc do bản thân đầu xương gãy xuyên ra ngoài da. Gãy xương hở có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

  1. TRIỆU CHỨNG:

Nếu nạn nhân tỉnh, có thể hỏi nạn nhân về tư thế, hoàn cảnh xảy ra tai nạn, về tiếng xương gãy khi xảy ra tai nạn.

  1. CHẨN ĐOÁN:

Dựa vào 3 triệu chứng và dấu hiệu: ĐAU, MẤT VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN DẠNG

- Đau: Chỗ nghi ngờ gãy xương đau, nhất là khi khám chạm vào.

- Mất vận động: Phần cơ thể chỗ nghi ngờ gãy xương không vận động được.

- Biến dạng: So sánh hình dạng và chiều dài của bộ phận có xương nghi ngờ bị gãy với đối diện của cơ thể sẽ thấy có sự khác nhau. Các loại biến dạng có thể là gấp khúc, ngắn xương hoặc xoay quanh trục xương.

- Ngoài ra có thể thấy những thay đổi trên da tại chỗ nghi ngờ gãy xương như sưng tím (lúc đầu có thể chưa rõ, nhưng sau đó sưng lên nhanh chóng), vết thương hở (có thể nhìn thấy đầu xương lòi ra tại chỗ rách da).

- Để chẩn đoán chính xác gãy xương, cần chụp Xquang. Tuy nhiên nếu nghi ngờ gãy xương, thì cần tiến hành sơ cứu ban đầu.

  1. NGUYÊN TẮC SƠ CỨU BAN ĐẦU:

4.1. Nguyên tắc chung: Cố định các đầu xương gãy và chống sốc.

4.2. Các bước tiến hành:

- Trước hết cấp cứu các chức năng sống cơ bản: làm thông đường thở, hồi phục hô hấp, cầm máu, giảm đau.

- Với các xương lớn bị gãy nhất là xương đùi, cần cho thuốc giảm đau mạnh để chống sốc: morphin 10mg, một ống tiêm bắp.

- Tránh cử động chỗ xương nghi ngờ bị gãy và các khớp liền kề.

- Đặt nẹp cố định chỗ nghi ngờ gãy xương. Sau đó nâng cao chi bị gãy lên để giảm tụ máu và chảy máu.

- Nếu gãy xương hở, cắt hoặc cởi bỏ quần áo chỗ vết thương, cầm máu bằng băng ép vết thương. Không rửa vết thương, không cho ngón tay vào vết thương.

- Vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo phương pháp vận chuyển an toàn sau khi sơ cứu và cố định xương gãy.

  1. SƠ CỨU MỘT SỐ LOẠI GÃY XƯƠNG:

5.1. Xương sọ:

- Nguyên nhân thường do vật cứng đập vào đầu hoặc do ngã cao. Thường kèm theo tổn thương da đầu gây chảy máu nhiều.

- Chẩn đoán: Chẩn đoán dựa vào Xquang, cho nên ở tuyến xã không chẩn đoán chính xác được.

- Sơ cứu: Khi có vết thương đầu:

+ Cầm máu vết thương bằng gạc sạch áp vừa phải lên vết thương

+ Tránh động tác làm gập cổ vì có thể có gãy cột sống cổ kèm theo

+ Không cố làm sạch vết thương sọ vì có thể gây nhiễm trùng hoặc chảy máu nhiều

+ Nếu có dịch chảy ra từ tai hoặc mũi nạn nhân, không nút tai hoặc mũi, không làm bất cứ gì để ngăn dịch chảy ra.

5.2. Xương vùng mặt:

- Nguyên nhân thường do vật tù đập vào mặt.

- Chẩn đoán: Dựa vào tình trạng biến dạng mặt, khó há miệng, đau nhiều, bầm tím phù nề nặng, chảy máu mũi mồm

- Sơ cứu:

+ Quan trọng nhất là cầm máu và làm thông đường thở

+ Nếu nạn nhân tỉnh và không có dấu hiệu của tổn thương cột sống cổ hoặc lưng, để nạn nhân ngồi cúi người về phía trước để máu và dịch có thể chảy ra. Nếu nạn nhân bất tỉnh, để nạn nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp để dẫn dịch hoặc máu chảy ra.

5.3. Cột sống cổ

- Nguyên nhân thường do ngã cao hoặc vật cứng đập vào cột sống

- Chẩn đoán: Tổn thương cột sống biểu hiện từ mức độ nhẹ là chỉ đau, hoặc tê tay chân, cho đến mức độ nặng là liệt tứ chi.

- Sơ cứu:

+ Nếu nghi ngờ tổn thương cột sống cổ, luôn để đầu nạn nhân thẳng, không gập ra trước hoặc ngửa ra sau hoặc chuyển động sang hai bên.

+ Không di chuyển nạn nhân cho đến khi cấp cứu hỗ trợ đến.

+ Nếu buộc phải di chuyển nạn nhân, nên tìm một miếng ván và gọi thêm người hỗ trợ, tiến hành cố định cổ như sau:

5.4. Cột sống lưng:

- Nguyên nhân thường do ngã cao hoặc chấn thương trực tiếp vào vùng lưng

- Chẩn đoán: Tổn thương từ nhẹ (đau) đến nặng (liệt 2 chân)

- Sơ cứu:

+ Để nạn nhân nằm yên tại chỗ, hạn chế vận chuyển nạn nhân cho đến khi có người hỗ trợ.

+ Nếu buộc phải vận chuyển, tìm một ván cứng (như cánh cửa) luồn vào lưng của nạn nhân và buộc nạn nhân vào để cố định lưng của nạn nhân. Phải có ít nhất 3 người để làm và theo thứ tự trong hình dưới đây:

5.5. Xương đòn:

- Nguyên nhân thường do ngã chống tay

- Chẩn đoán: xương đòn biến dạng, đau

- Sơ cứu: Dùng một khăn tam giác treo cẳng tay lên theo hình sau:

5.6. Xương cánh tay:

- Thường do vật cứng đập vào cánh tay

- Chẩn đoán: Sưng, đau, biến dạng, mất vận động cánh tay.

- Sơ cứu: Cố định bằng nẹp rồi treo như hình sau:

5.7. Xương cẳng tay:

- Xương quay và xương trụ có thể gãy một hoặc cả hai xương

- Chẩn đoán dựa vào sưng, đau, biến dạng và mất vận động cẳng tay

- Sơ cứu: Cố định như hình sau:

5.8. Xương đùi:

- Thường do bị đè ép bởi vật nặng (xe cán qua,…)

- Chẩn đoán: Đau nhiều, biến dạng, mất vận động

- Sơ cứu: Cố định như trong hình sau

5.9. Xương cẳng chân:

- Thường do bị đè bởi vật nặng (xe cán qua,…) hoặc bị vật cứng đập vào.

- Chẩn đoán: Sưng, đau, biến dạng

- Sơ cứu: Cố định như hình sau

5.10.Xương bàn chân:

- Thường do bị đè bởi vật nặng (xe cán qua,…) hoặc bị vật cứng đập vào.

- Chẩn đoán: Sưng đau biến dạng bàn chân

- Sơ cứu: Cố định theo hình sau

--------------------------------------------

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102242919_QD-BYT_280843.doc.....(xem tiếp)

  • CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
  • CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT
  • SƠ CỨU BỎNG
  • SƠ CỨU GẪY XƯƠNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở NGƯỜI LỚN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ SỐT, ĐAU BỤNG, ĐAU ĐẦU, TIÊU CHẢY
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
  • NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI 9 BƯỚC
  • PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
  • QUẢN LÝ THAI NGHÉN TẠI XÃ
  • CHẨN ĐOÁN MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ TẠI TUYẾN XÃ
  • TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ TẠI XÃ
  • . ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM VỆ TẠI XÃ
  • KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Cách tiếp cận Calgary-Cambridge (1996)

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh tăng huyết áp

    5904/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chăm sóc hướng bệnh nhân

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhịp xoang
    Quy trình kỹ thuậtchọc hút khí màng phổi cấp cứu
    Bệnh động mạch mạc treo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space