SỐT
Sốt là khi thân nhiệt cơ thể tăng lên trên 37độ C khi cặp ở nách, trên 37độ 5 khi cặp ở miệng, hậu môn.
Phân biệt sốt do nhiễm khuẩn hay không do nhiễm khuẩn (do virus, do bệnh hệ thống, do ung thư,…) cần được đặt ra để chỉ định kháng sinh cho đúng. Nếu có nhiễm khuẩn, tại tuyến xã có thể điều trị được những nhiễm khuẩn thông thường.
Sơ bộ chẩn đoán:
Triệu chứng, dấu hiệu
|
Hướng chẩn đoán
|
Xử lý
|
Không có triệu chứng khác
Khám không có gì bất thường:
- Xuất hiện dưới 5 ngày, thường có đau mỏi toàn thân. Có thể có ho khan sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu. Ngoài cơn sốt bệnh nhân sinh hoạt tương đối bình thường.
|
Sốt virus
|
Paracetamol 10mg/kg cân nặng/lần x 4-6 lần/ngày. Chườm mát, uống nhiều nước, theo dõi nếu sốt kéo dài quá 5 ngày -> chuyển hoặc dùng kháng sinh (xem dưới)
|
- Kéo dài trên 7 ngày:
|
Có thể sốt do nhiễm khuẩn
|
Kháng sinh amoxicillin 0,5g, 3 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày, hoặc cefalexin 0,5g, 2 viên x 2 lần/ngày; có hoặc không kèm doxycycline 100mg, 1 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày
Sau 3 ngày đánh giá lại, nếu không đỡ thì chuyển
|
Có rét, từng cơn hàng ngày kiểu sốt rét
Ở vùng có sốt rét
|
Sốt rét
|
Theo phác đồ quốc gia về bệnh sốt rét
|
Có rét run phải đắp chăn
|
Nhiễm khuẩn
|
Chuyển tuyến
|
Đau đầu
- Kèm nôn và gáy cứng:
|
Viêm màng não
|
Chuyển tuyến
|
- Không nôn, gáy mềm
|
Sốt virus (xem thêm dấu hiệu và triệu chứng của sốt virus)
|
Xử lý như sốt virus
|
- Có rối loạn ý thức
|
Viêm não
|
Chuyển tuyến
|
Có chấm xuất huyết dưới da
|
Sốt xuất huyết
|
Chuyển tuyến
|
Sốt nhẹ kéo dài trên 3 tuần
|
Lao, bệnh hệ thống, hoặc bệnh lý ác tính
|
Chuyển tuyến
|
Kèm theo ho có đờm đục, khám phổi có thể có ran nổ hoặc ran rít ngáy rải rác hai bên
|
Viêm phế quản cấp
|
Kháng sinh amoxicillin 500mg, 2 viên x 3 lần/ngày x 7 ngày; hoặc Augmentin (amoxicillin phối hợp clavulanate K) 625mg, 1 viên x 3 lần/ngày x 7 ngày; hoặc clarithromycin 500mg, 1 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày.
|
Kèm các triệu chứng viêm tại chỗ:
- Đau họng, khám có họng đỏ, và/hoặc amidan sưng có mủ.
|
Viêm họng, viêm amidan cấp mủ
|
Kháng sinh amoxicillin hoặc Augmentin, hoặc cefalexin, liều lượng như trong viêm phế quản cấp.
|
- Đau răng lợi
|
Viêm quanh răng, viêm lợi
|
Kháng sinh spiramycin 1,5 triệu đơn vị x 3 lần/ngày x 7 ngày; nếu không đỡ thì chuyển
|
- Đau bụng
|
Xem phần đau bụng
|
Xử lý theo phần đau bụng
|
- Đau ngực
|
Các tổn thương viêm ở phổi.
|
Chuyển tuyến
|
- Đái buốt, rắt
|
Nhiễm khuẩn tiết niệu
|
Kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprim (Biseptol) 480mg, 2 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày hoặc ciprofloxacin 500mg 1 viên x 2 lần/ngày x 7 ngày.
|
- Kèm tiêu chảy
|
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
|
Xem bài tiêu chảy
|
Lưu ý chung:
- Nếu chẩn đoán là sốt virus (sốt dưới 5 ngày, không có nhiễm trùng ở đâu), các yếu tố sau gợi ý chuyển viện sớm: sốt cao liên tục uống thuốc hạ sốt không đỡ, mạch nhanh trên 120 lần/phút ngoài cơn sốt, li bì, không ăn uống được.
- Sau khi dùng kháng sinh, theo dõi nếu không hết sốt sau 3 ngày thì chuyển. Liều lượng kháng sinh ở trên là liều thường dùng cho người lớn ≥50kg cân nặng.
- Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước (có thể dùng dung dịch oresol). Truyền dịch để bù nước nếu bệnh nhân không uống được.
ĐAU BỤNG
Đau bụng là một trong những triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở phòng khám bệnh. Nguyên nhân rất đa dạng, từ những nguyên nhân đơn giản lành tính tới những bệnh nặng đe dọa tính mạng.
Ở đây đưa ra hướng chẩn đoán sơ bộ một số nguyên nhân chính của đau bụng dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng cơ bản, nhằm sàng lọc sơ bộ bệnh nhân tại tuyến xã.
- ĐAU BỤNG TRÊN RỐN:
Nghĩ đến:
- Loét dạ dày - tá tràng
- Viêm tụy cấp
- Sỏi túi mật
- Áp xe gan
- Nhồi máu cơ tim.
Sơ bộ chẩn đoán:
Triệu chứng, dấu hiệu
|
Hướng chẩn đoán
|
Xử lý
|
Đau dữ dội, liên tục
Nôn
Bí trung đại tiện
Bụng chướng, không có dấu hiệu rắn bò
|
Viêm tụy cấp
|
Chuyển tuyến
|
Đau lệch sang dưới sườn phải, liên tục
Có thể vàng da
Có thể sốt
|
Sỏi mật
|
Chuyển tuyến
|
Đau âm ỉ, từng đợt vài ngày
Có thể có ợ chua
Ăn vào có thể bớt đau
Bụng không chướng
|
Loét dạ dày - tá tràng
|
Omeprazol 20mg x 2 viên/ngày kèm theo amoxicillin 500mg x 4 viên/ngày và clarithromycin 500mg x 2 viên/ngày, trong 7-10 ngày.
|
Đau âm ỉ liên tục dưới sườn phải, kèm theo sốt.
Khám gan to, đau, Đau nhiều
|
Áp xe gan
|
Chuyển tuyến
|
Tim nhanh >100/phút hoặc chậm <60/phút
Huyết áp cao hoặc có tiền sử huyết áp cao; hoặc huyết áp tụt
Khó thở, hốt hoảng, da tái, vã mồ hôi.
Phổi có thể có ran ẩm.
|
Nhồi máu cơ tim
|
Chuyển tuyến
|
- ĐAU BỤNG QUANH RỐN:
Nghĩ đến:
- Viêm ruột thừa cấp giai đoạn sớm
- Tắc ruột
- Rối loạn tiêu hóa
- Hội chứng ruột kích thích
Sơ bộ chẩn đoán:
Triệu chứng, dấu hiệu
|
Hướng chẩn đoán
|
Xử lý
|
Đau quặn từng cơn, kèm ỉa lỏng nhiều lần, có thể nôn Liên quan đến ăn thức ăn lạ hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Người cùng ăn có thể cũng bị triệu chứng tương tự Bụng mềm, không chướng Có thể có sốt
|
Rối loạn tiêu hóa
Nếu có sốt có thể ỉa chảy nhiễm khuẩn
|
Buscopan (hyoscin-N- butylbromide) 10mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
Nếu có sốt: Biseptol 0,48g x 4 viên/ngày x 5 ngày hoặc ciprofloxacin 0,5g x 2 viên/ ngày x 3 ngày
|
Đau từng cơn dữ dội
Bí trung đại tiện, có thể nôn
Có vết mổ cũ ở bụng
Bụng chướng, có thể có dấu hiệu rắn bò
|
Tắc ruột
|
Chuyển tuyến
|
Kèm theo sốt
Xuất hiện cấp tính (dưới 24 giờ)
Theo dõi có xu hướng khu trú dần ở hố chậu phải
|
Viêm ruột thừa cấp giai đoạn sớm
|
Chuyển tuyến
|
Đau kéo dài từng đợt vài năm, kèm theo hoặc ỉa chảy và/hoặc táo bón
Đau quặn và đi ngoài xong thì đỡ đau
Không ảnh hưởng nhiều đến toàn trạng (không sụt cân, không có dấu hiệu của thiếu máu)
|
Hội chứng ruột kích thích, nhưng chưa loại trừ viêm loét đại tràng hoặc pô líp đại tràng.
|
Chuyển tuyến
|
- ĐAU BỤNG DƯỚI RỐN:
Nghĩ đến
- Bí đái do phì đại tiền liệt tuyến
- Viêm bàng quang.
- Viêm phần phụ ở phụ nữ
- Rối loạn tiêu hóa (có hoặc không có nhiễm khuẩn)
- Táo bón
- Ung thư đại tràng
Sơ bộ chẩn đoán
Triệu chứng, dấu hiệu
|
Hướng chẩn đoán
|
Xử lý
|
Bí đái
Sờ thấy cầu bàng quang
|
Phì đại tiền liệt tuyến
|
Thông bàng quang rồi chuyển tuyến
|
Kèm đái buốt, đái dắt hoặc đái máu
|
Viêm bàng quang
|
Kháng sinh như điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu.
|
Tiền sử viêm phần phụ
Đau hạ vị có thể cả hố chậu
1 hoặc 2 bên
Có thể có sốt
Âm đạo có khí hư đục Thăm âm đạo chạm vào cổ tử cung đau.
|
Viêm phần phụ
|
Điều trị viêm phần phụ theo phác đồ phụ khoa.
|
Kèm theo táo bón
|
Táo bón
|
Sorbitol uống ngày 2 - 3 gói, nếu đi ngoài được và hết đau thì tư vấn chế độ ăn và sinh hoạt chống táo bón.
|
Kèm theo ỉa chảy
|
Rối loạn tiêu hóa
|
Xem phần rối loạn tiêu hóa (đau bụng quanh rốn)
|
Đau bụng kéo dài không rõ quy luật, kèm rối loạn phân (ỉa lỏng và/hoặc táo bón), sụt cân
|
Ung thư đại tràng
|
Chuyển tuyến
|
- ĐAU BỤNG HỐ CHẬU:
Nghĩ đến:
- Viêm ruột thừa (nếu đau bên phải)
- Sỏi niệu quản
- Viêm phần phụ
- U nang buồng trứng
- Chửa ngoài tử cung vỡ
Sơ bộ chẩn đoán:
Triệu chứng, dấu hiệu
|
Hướng chẩn đoán
|
Xử lý
|
Đau bên phải, liên tục, xuất hiện trong vòng 24 giờ Trước đó có thể đau quanh rốn rồi mới khu trú ở hố chậu phải
Kèm theo sốt nhẹ, nôn
Khám hố chậu phải ấn đau
|
Viêm ruột thừa cấp
|
Chuyển tuyến
|
Đau một hoặc cả 2 bên, có thể đau cả dưới rốn, kèm theo các triệu chứng và dấu hiệu của viêm phần phụ (xem phần đau dưới rốn)
|
Viêm phần phụ
|
Điều trị kháng sinh theo phác đồ phụ khoa
|
Đau 1 bên, kèm theo chậm kinh và/hoặc có ra máu âm đạo bất thường)
Thử thai nhanh bằng test nước tiểu dương tính
|
Thai ngoài tử cung
|
Chuyển tuyến
|
Đau một bên âm ỉ có lúc trội lên từng cơn ở phụ nữ
Không sốt
Khám có thể sờ thấy u
|
U nang buồng trứng
|
Chuyển tuyến
|
Đau 1 bên dữ dội từng cơn lan xuống bẹn, bộ phận sinh dục
Kèm đái buốt, đái dắt, có thể đái máu
|
Sỏi niệu quản
|
Chuyển tuyến
|
Chú ý chung:
- Khi khám, ngoài khám bụng cần chú ý thêm đến các dấu hiệu toàn thân (sốt, mạch nhanh, mạch chậm, huyết áp bất thường, da xanh, niêm mạc nhợt, phù, khó thở, dấu hiệu mất nước, vàng da, gầy sút trên 5 kg, …). Những dấu hiệu này gợi ý nên chuyển viện vì thường là do những nguyên nhân phức tạp.
- Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, luôn chú ý khả năng thai ngoài tử cung và cho thử thai.
- Khi khám bụng, cần lưu ý xem có dấu hiệu của bụng ngoại khoa ( bụng cứng, phản ứng thành bụng) là những dấu hiệu của viêm phúc mạc, nên chuyển.
- Khi khám bụng thấy khối u ở bất kỳ vị trí nào cũng chuyển viện để tìm nguyên nhân.
- Các trường hợp điều trị tại chỗ (kháng sinh, thuốc chống co thắt cơ trơn, nhuận tràng,…) đều cần được đánh giá kết quả và dặn bệnh nhân khám lại khi dùng thuốc không đỡ.
ĐAU ĐẦU
Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở phòng khám. Tuy nhiên chỉ có dưới 1% đau đầu là do các bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên tắc chung là:
- Những đau đầu có các cơn giống nhau trong nhiều năm thường không có nguyên nhân thực thể.
- Cần chú ý những đau đầu mới xuất hiện hoặc các cơn trước đây thay đổi tính chất đau.
Sơ bộ chẩn đoán:
Triệu chứng, dấu hiệu
|
Hướng chẩn đoán
|
Xử lý
|
Có chấn thương đầu:
- Nếu có liệt, nôn, ý thức kém dần
|
Máu tụ trong não hoặc ngoài màng cứng
|
Chuyển tuyến
|
- Nếu không có các biểu hiện trên
|
Chấn động não
|
Paracetamol 10mg/kg cân nặng/ lần, 4-6 lần/ngày.
Theo dõi nếu có các biểu hiện nôn, liệt, ý thức kém dần thì chuyển
|
Xuất hiện đột ngột, tăng dần, kèm theo nôn và có cổ cứng
|
Xuất huyết dưới màng nhện não, hoặc xuất huyết não - màng não
|
Chuyển tuyến
|
Kèm sốt, ý thức xấu dần
|
Viêm não
|
Chuyển tuyến
|
Có cổ cứng, nôn, sốt
|
Viêm màng não
|
Chuyển tuyến
|
Có tăng huyết áp
|
Tăng huyết áp
|
Xem bài tăng huyết áp
|
Đau nửa đầu, từng cơn trong nhiều năm, có thể kèm nôn trong cơn
|
Đau đầu migraine
|
Diclofenac 50mg 1 viên x 3 lần/ ngày lúc no. Theo dõi nếu không đỡ thì chuyển
|
Đau đầu kèm ý thức kém dần, có triệu chứng thần kinh khu trú (yếu liệt chi)
|
U não, tai biến mạch não
|
Chuyển tuyến
|
Đau vùng hốc mắt 1 bên, mới xuất hiện, kèm mắt bên đó đỏ và giãn đồng tử, giảm thị lực.
|
Thiên đầu thống
|
Chuyển tuyến
|
Kèm nôn, da đỏ, sốt, sau làm việc ngoài nắng nóng
|
Say nắng
|
Chườm mát, oresol. Nếu không đỡ sau 1 giờ thì chuyển.
|
TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày.
Ở người lớn, các nguyên nhân có thể là:
- Nhiễm khuẩn do ăn uống
- Rối loạn tiêu hóa do thức ăn
- Lỵ amip
- Lỵ trực khuẩn
- Tả
- Hội chứng ruột kích thích
- U đại tràng
Sơ bộ chẩn đoán:
Triệu chứng, dấu hiệu
|
Hướng chẩn đoán
|
Xử lý
|
Liên quan đến ăn uống
Có đau bụng quặn từng cơn quanh rốn và/hoặc dưới rốn
- Không có sốt
|
Rối loạn tiêu hóa do thức ăn
|
Oresol,
Diosmectite (Smecta) nếu
đi ỉa quá nhiều lần làm bệnh nhân mệt
|
- Có sốt
|
Nhiễm khuẩn do ăn uống
|
Biseptol 0,48g, 2 viên x 2 lần/ngày, hoặc ciprofloxacin 500mg, 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày
|
Phân có máu ít, nhày, lượng phân ít
Đau bụng quặn cơn
|
Lỵ amip
|
Metronidazole 250mg, 2viên x 2 lần/ngày x 5-7 ngày
|
Phân nước lẫn máu, lượng phân nhiều
Đau bụng quặn, có sốt
|
Lỵ trực khuẩn
|
Ciprofloxacin 500mg, 1viên x 2 lần/ngày x 3 ngày
|
Rất nhiều lần, phân toàn nước như nước cháo loãng, không đau bụng, không sốt Khám có dấu hiệu mất nước rõ (mắt trũng, da nhăn, khát nước, chân tay lạnh, có thể tới mức tụt huyết áp, vô niệu)
|
Tả
|
Oresol nếu còn uống được Truyền lactat ringer tốc độ nhanh, rồi chuyển
|
Xảy ra nhiều năm, từng đợt Không có biểu hiện xấu đi về toàn trạng
|
Hội chứng ruột kích thích
(xem thêm bài đau bụng)
|
Chuyển tuyến
|
Xảy vài tháng, kèm sút cân, thiếu máu
|
U đại tràng
|
Chuyển tuyến
|
Tiêu chảy kéo dài quá 3 tháng
|
Nhiều nguyên nhân phức tạp (như dùng nhiều kháng sinh hội chứng ruột kích thích…)
|
Chuyển tuyến
|
Lưu ý:
- Nếu chẩn đoán là tả, phải bù dịch càng nhanh càng tốt (có thể cần dùng tới 2 đường truyền tĩnh mạch).
- Luôn dặn bệnh nhân khám lại nếu điều trị không đỡ.
|