Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO

(Tham khảo chính: 2919/QĐ-BYT )

ĐAU LƯNG

Nghĩ đến:

- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

- Giãn dây chằng vùng lưng do chấn thương

- Sỏi thận

- Viêm cột sống dính khớp

- Thoái hóa cột sống thắt lưng

- Các nguyên nhân ít gặp như nhiễm khuẩn cạnh cột sống, ung thư cột sống, viêm màng nhện tủy,…

Sơ bộ chẩn đoán:

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Đau nhiều sau khi bê vật nặng hoặc chấn thương

Giãn dây chằng vùng lưng

Paracetamol 10mg/kg cân nặng x 4-6 lần/ngày, trong 7-10 ngày, và

Diclofenac 50mg, 1 viên x 3 lần/ngày, trong 7-10 ngày, và Tolperisone (Mydocalm) 50mg, 2 viên x 2 lần/ngày, trong 7-10 ngày

Nghỉ ngơi

Đau lan xuống bẹn hoặc bộ phận sinh dục, từng cơn.

Sỏi tiết niệu

Chuyển tuyến

Đau 1 bên chân, nhất là khi cúi xuống

Khám có dấu hiệu Lasegue

- Nếu có mất cảm giác hoặc teo cơ bên đau; đau quá 6 tháng

Thoát vị đĩa đệm mạn tính

Chuyển tuyến

- Nếu đau dưới 6 tháng, không có teo cơ

Thoát vị đĩa đệm cấp tính

Diclofenac 50mg, 1 viên x 3 lần/ngày

Người già, đau nhiều lần

Thoái hóa cột sống

Paracetamol 10mg/kg/ lần x 4-6 lần/ngày và/hoặc Diclofenac 50mg, 1 viên x 3 lần/ngày

Ở thanh thiếu niên, nam

Động tác cúi hạn chế (nghiệm pháp tay đất >6cm)

Viêm cột sống dính khớp

Chuyển tuyến

 

ĐAU KHỚP

Có thể chia làm 2 nhóm:

Đau cấp tính:

- Gout

- Chấn thương khớp

- Nhiễm khuẩn khớp do tạp khuẩn hoặc lao khớp

Đau mạn tính:

- Viêm khớp dạng thấp

- Thấp khớp cấp

- Thoái hóa khớp

Sơ bộ chẩn đoán:

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

ĐAU CẤP TÍNH:

- Nam giới, đau ngón chân cái, có sưng nóng đỏ

Đau nhiều nhất là về ban đêm, thường không đi lại được

Tiền sử nghiện rượu

Bệnh gout

Chuyển tuyến

- Đau sau chấn thương, không có biểu hiện gãy xương

Chấn thương khớp (giãn dây chằng, bong gân)

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động Paracetamol 10mg/kg cân nặng x 4-6 lần/ngày và/hoặc Diclofenac 50mg, 1 viên x 3 lần/ngày.

- Sưng nóng đỏ đau 1 khớp, có thể có sốt

Nhiễm khuẩn khớp tại chỗ do tạp khuẩn hoặc do lao

Chuyển tuyến

ĐAU MẠN TÍNH:

- Sưng nóng đỏ đau các khớp nhỡ, có tính chất di chuyển

Ở tuổi thiếu niên

Không đau khớp nhỏ và lớn

Thấp khớp cấp

Chuyển tuyến

- Đau nhiều khớp (khớp bàn ngón và khớp ngón gần tay chân, khớp gối)

Đau đối xứng cả 2 bên

Cứng khớp buổi sáng

Ở phụ nữ tuổi trung niên

Viêm khớp dạng thấp

Chuyển tuyến

- Đau khớp, chủ yếu khớp gối cả 2 bên, không sưng nóng đỏ

Đau tăng khi đi lại

Ở người già, thường là nữ

Thoái khớp

Paracetamol 10mg/kg cân nặng/lần x 4-6 lần/ngày, và/ hoặc Diclofenac 50mg, 1 viên x 3 lần/ngày

Tư vấn chế độ tập luyện.

CHÓNG MẶT

Chóng mặt là cảm giác mọi vật xung quanh quay tròn kèm theo mất thăng bằng và định hướng. Tuy nhiên chóng mặt cũng được mô tả là một cảm giác chếnh choáng, mất thăng bằng mà không rõ biểu hiện quay tròn của các vật xung quanh.

Cần hỏi bệnh nhân xem họ cảm thấy chính xác là thế nào để diễn tả sự “chóng mặt”, từ đó chia ra các nhóm sau để có hướng chẩn đoán và xử lý:

  1. CẢM GIÁC XỈU, CHẾNH CHOÁNG NHƯ SẮP NGẤT

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Huyết áp thấp

<90/50mmHg

Xảy ra từng cơn

Huyết áp thấp

Uống orerol

Nghỉ ngơi, nằm đầu thấp

Mạch không đều hoặc nhanh>120 lần/ph Huyết áp thấp

Loạn nhịp tim

Chuyển tuyến

Dấu hiệu thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt)

Thiếu máu

Chuyển tuyến

  1. CẢM GIÁC QUAY (NHÀ CỬA, VẬT XUNG QUANH QUAY TRÒN)

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Có một trong các biểu hiện sau:

Liệt khu trú

Đau đầu nhiều hoặc đau gáy

Tăng huyết áp

Chóng mặt do nguyên nhân tại não

Chuyển tuyến

Không có các biểu hiện trên

Chóng mặt do rối loạn tiền đình

Dùng một hoặc phối hợp các thuốc chữa rối loạn tiền đình: acetyl- dl-leucine (Tanganil) 500mg, 2 viên x 2 lần/ngày, flunarizine (Sibelium) 5 mg, 2 viên trước khi đi ngủ, metoclopramide (Primperan) 10mg, 2 viên x 2 lần/ngày.

Có thể thêm thuốc an thần (diazepam 5mg, 1-2 viên trước khi đi ngủ)

Nếu đỡ sau 3 ngày thì tiếp tục điều trị cho đến khi hết chóng mặt. Nếu không đỡ thì chuyển.

  1. CẢM GIÁC MẤT THĂNG BẰNG:

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Kèm dáng đi cứng nhắc, run tay, vẻ mặt đờ đẫn

Bệnh Parkinson

Chuyển tuyến

Có mất thăng bằng.

Tổn thương tiểu não

Chuyển tuyến

  1. CÁC CHÓNG MẶT KHÔNG RÕ BIỂU HIỆN NÊN KHÔNG XẾP VÀO LOẠI NÀO TRONG 3 LOẠI TRÊN:

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Khai thác xem có lo lắng , mất ngủ, trầm cảm

Chóng mặt do nguyên nhân tâm lý

Thuốc an thần (diazepam 5mg, uống 1-2 viên trước khi đi ngủ), tư vấn, giải thích động viên. Nếu không đỡ, Chuyển tuyến

 

HO

Ở người lớn, ho thường do các nhóm nguyên nhân chính sau:

- Nhiễm đường hô hấp trên hoặc dưới: do virus, do vi khuẩn thường, do lao

- Các bệnh khác: ung thư, giãn phế quản, hen phế quản, các bệnh màng phổi (tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi), suy tim, dị ứng,…

Hướng chẩn đoán:

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Có hội chứng xâm nhập (biểu hiện sặc dị vật)

Dị vật đường thở

Lấy dị vật (có thể làm thủ thuật Heimlich)

Nếu không được thì chuyển tuyến

1. HO KHAN

- Có tiếng thở cò cử Nghe phổi có ran rít, ran ngáy

Tiền sử hen

Hen phế quản

Xử trí hen theo hướng dẫn của bài Hen phế quản

- Có khàn hoặc mất tiếng

Có thể có sốt

Viêm thanh quản do virus

Terpin codein, 2 viên x 2 lần/ngày. Giữ vệ sinh miệng, giữ ấm cổ. Hạ sốt nếu cần

- Có ran rít, ran ngáy 2 phổi

Có thể có sốt

Không có tiền sử hen

Viêm phế quản cấp do virus

Terpin codein, 2 viên x 2 lần/ngày. Hạ sốt nếu cần. salbutamol 4mg, 1 viên x 2-3 lần/ngày nếu khó thở.

- Thường về đêm, từng đợt liên quan đến thời tiết. Không khó thở, phổi không có ran

Ho do dị ứng

Chlorpheniramin 4mg, 2 viên x 2 lần ngày,

Hoặc loratadin 10mg, 1 viên/ngày uống trước khi đi ngủ

- Kèm theo rát họng, có biểu hiện ợ chua, nóng rát sau xương ức

Trào ngược thực quản - dạ dày

Omeprazol 20mg, 1 viên/ ngày x 10 ngày. Nếu không đỡ thì chuyển tuyến

- Có đau ngực kèm hội chứng tràn khí một bên phổi

Tràn khí màng phổi

Chuyển tuyến

- Có đau ngực kèm hội chứng tràn dịch một bên phổi

Tràn dịch màng phổi

Chuyển tuyến

- Đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp

Ho do thuốc ức chế men chuyển

Dừng thuốc ức chế men chuyển và đổi sang nhóm thuốc khác.

2. HO CÓ ĐỜM

- Đờm trong như nước dãi, ho xảy ra trong vài ngày gần đây

Viêm đường hô hấp trên do virus, hoặc ho do dị ứng

Điều trị triệu chứng hoặc như với ho do dị ứng

- Đờm trong, ho nhiều tháng, nhiều năm và có hút thuốc lá, thuốc lào

Khám không có gì bất thường

Viêm phế quản mạn

Tư vấn bỏ thuốc lá, thuốc lào

- Đờm đục (vàng hoặc xanh)

Thường có sốt

- Nếu tiền sử không có bệnh phổi mạn và/hoặc hút thuốc lá, thuốc lào.

Khám phổi không có ran hoặc có ít ran rít, ran ngáy, không hội chứng đông đặc.

- Nếu tiền sử có bệnh phổi mạn, hay ho khạc đờm, hút thuốc lá, thuốc lào

Viêm hô hấp trên do vi khuẩn

Đợt cấp của viêm phế quản mạn

Kháng sinh amoxicillin

500mg, 2 viên x 3 lần/

ngày trong 7-10 ngày; hoặc

Augmentin 652mg, 1 viên x

3 lần/ngày; hoặc erythromycin 500mg, 2 viên x 2 lần/ngày trong 7 ngày

Sau điều trị kháng sinh, đánh giá lại sau 3 ngày, nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đến hết 7 ngày; nếu không đỡ thì chuyển.

Hạ sốt (paracetamol 10mg/ kg cân nặng/lần x 4-6 lần/ ngày), Oresol, Uống nhiều nước

Điều trị như với viêm phế quản cấp do vi khuẩn.

(Nếu bệnh nhân có khó thở thì chuyển vì có thể là đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

- Nếu khám phổi có ran nổ khu trú, hội chứng đông đặc và/hoặc có sốt cao.

Viêm phổi

Chuyển tuyến

- Đờm có máu

Lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, viêm phổi

Chuyển tuyến

3. HO KÈM CÁC BIỂU HIỆN NẶNG

- Kèm theo khó thở, thở nhanh >24 lần/phút, co kéo cơ thở phụ, mạch nhanh > 120/phút

Suy hô hấp

Chuyển tuyến

- Kèm theo các biểu hiện của suy tim (khó thở, phù, gan to, mạch nhanh, ran ẩm hai bên phổi)

Suy tim

Chuyển tuyến

- Ho kéo dài trên 3 tuần

Lao phổi, ung thư phổi

Chuyển tuyến

Những trường hợp dùng kháng sinh cần đánh giá kết quả điều trị sau 3 ngày, nếu không đỡ thì chuyển.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102242919_QD-BYT_280843.doc.....(xem tiếp)

  • CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
  • CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT
  • SƠ CỨU BỎNG
  • SƠ CỨU GẪY XƯƠNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở NGƯỜI LỚN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ SỐT, ĐAU BỤNG, ĐAU ĐẦU, TIÊU CHẢY
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
  • NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI 9 BƯỚC
  • PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
  • QUẢN LÝ THAI NGHÉN TẠI XÃ
  • CHẨN ĐOÁN MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ TẠI TUYẾN XÃ
  • TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ TẠI XÃ
  • . ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM VỆ TẠI XÃ
  • KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phác đồ sử dụng adrenaline trong sốc phản vệ

    51/2017/TT-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CEFACLOR

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chia sẻ thông tin kịp thời

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các câu hỏi cần đặt ra trước khi lựa chọn một đề tài nghiên cứu
    Trang tĩnh
    Ung thư gan giai đoạn cuối
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space