Rối loạn chức năng nội mô (Endothelial dysfunction) là tổn thương thực thể hệ thống, giữ vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý tim mạch do xơ vữa và các biến chứng.
Tăng sản xuất quá mức các Reactive oxygen species (ROS) và giảm sản xuất Nitric oxide (NO) là hai quá trình cơ bản diễn ra khi tế bào nội mô bị mất chức năng, tạo điều kiện oxy hóa các phân tử lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp (Low-density lipoproteins - LDL), thu hút thực bào, kết tập tiểu cầu, cũng như giảm khả năng chun giãn mềm mại vốn có của mạch máu.
1.2.1. Yếu tố nguy cơ tim mạch chính
Rối loạn chức năng nội mô là hậu quả của quá trình phơi nhiễm với nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá và thừa cân – béo phì là những yếu tố nguy cơ chính.
Bên cạnh tuổi tác và những nguyên nhân bất thường bẩm sinh - di truyền hiếm gặp (như bệnh tăng cholesterol máu gia đình, đái tháo đường type 1…), một lối sống thiếu lành mạnh là nguyên nhân chính của tất cả các nguy cơ kể trên.
Bảng 9 - 1. Đánh giá cần thực hiện trên đối tượng cần được tầm soát dự phòng bệnh tim mạch do xơ vữa (1-3)
Không thay đổi được
|
Thay đổi được
|
Tiền lâm sàng***
|
Tuổi
|
Rối loạn lipid máu
|
Siêu âm phát hiện xơ vữa
|
□ Nam > 40
□ Nữ > 50 hoặc sau mãn kinh
|
□ Tăng LDL-C
□ Tăng Non-(HDL-C) *
|
□ Động mạch chủ
□ Động mạch cảnh
|
Giới
|
Tăng huyết áp **
|
Hẹp mạch máu chi dưới
|
□ Nam > Nữ
|
□ 130 – 139 / 80 - 89 mmHg: huyết áp bình thường – cao
□ ≥ 140/90 mmHg: tăng huyết áp
|
□ Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (Ankle–brachial index – ABI) < 0.9
|
Gia đình
|
Tăng đường huyết **
|
Chỉ số calci mạch vành
|
□ Bệnh tim mạch xuất hiện sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi)
□ Tăng cholesterol máu gia đình
|
Đường huyết đói:
□ 5.6 – 6.9 mmol/L: tiền đái tháo đường
□ ≥ 7 mmol/L: đái tháo đường
|
□ ≥ 100 Agatston
|
|
Thuốc lá
|
|
|
□ Đang hút
□ Ngưng hút trong vòng < 6 tháng
|
|
|
|
Thừa cân – béo phì
|
|
|
|
|
□ Chỉ số khối cơ thể ≥ 25 kg/m2
□ Vòng bụng > 94cm (nam), > 80cm (nữ)
|
|
|
*Non-(HDL-C) = Total cholesterol – (HDL-C)
**Cần lặp lại đánh giá và loại trừ các nguyên nhân có thể điều chỉnh được
***Được chỉ định khi cần đưa ra quyết định điều trị trên bệnh nhân có mức nguy cơ trung gian.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ khác
Bên cạnh những YTNCTM chính được sử dụng nhằm phân tầng nguy cơ tim mạch (mục 3), mỗi cá thể còn chịu ảnh hưởng bởi đa yếu tố nội và ngoại sinh khác nhau, có thể làm thay đổi mức nguy cơ tim mạch.
Các yếu tố nguy cơ này bao gồm tình trạng tâm lý – kinh tế - xã hội không thuận lợi và mắc các bệnh lý nền, làm tăng hội chứng viêm mạn tính và tạo điều kiện huyết động thuận lợi cho các biến cố tim mạch. Trong từng trường hợp cụ thể, các yếu tố nguy cơ này cần được khai thác – đánh giá – phát hiện nhằm có kế hoạch can thiệp phù hợp, từ đó góp phần cải thiện nguy cơ tim mạch tổng thể.
Bảng 9 - 2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác (2)
Yếu tố nguy cơ khác
|
Tầm soát
|
Điều kiện không thuận lợi
|
□ Dễ bị tổn thương
|
- Một cách hệ thống ở người cao tuổi và tùy điều kiện cụ thể ở các nhóm tuổi khác.
- Sử dụng các thang đánh giá tình trạng suy yếu tổng trạng thể chất và tinh thần.
|
□ Stress tâm lý
|
- Khi biểu hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe tâm thần
- Sử dụng thang đánh giá tâm lý – tâm thần.
|
□ Stress kinh tế - xã hội
|
- Khi làm việc trong môi trường nhiều áp lực, chế độ lương – thưởng mất cân bằng
|
□ Ô nhiễm môi trường
|
Khi sinh sống nhiều năm trong điều kiện:
Không khí: nhiều bụi mịn kích thước < 2.5µm (PM2.5), hợp chất được tổng hợp từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (CO, NO2, SO2…)
Đất và nước: nhiễm chì (Pb), asen (As) và cadmium (Cd).
|
Bệnh nền
|
□ Bệnh thận mạn
|
- Độ lọc cầu thận ước tính từ nồng độ creatinine huyết thanh, theo phương trình CKD-EPI (Chronic Kidney Disease Epidemiology)
- Albumin niệu: tỷ lệ albumin/creatinine niệu (Albumin-to-creatinine ratio - ACR)
|
□ Rung nhĩ
|
- Điện tâm đồ, Holter điện tâm đồ 24 – 72 giờ trên bệnh nhân có triệu chứng trống ngực và có yếu tố nguy cơ như ≥ 65 tuổi, tiền sử đột quỵ thiếu máu, bệnh tim thực thể, bệnh tuyến giáp…
|
□ Suy tim
|
- Siêu âm tim định kỳ, đánh giá chức năng tâm thu và tâm trương tâm thất trên bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ thiếu máu não hoặc bệnh tim thực thể mạn tính khác.
|
□ Hóa trị ung thư
|
- Đánh giá độc tính trên tim (lâm sàng, troponin, natriuretic peptides, siêu âm tim đánh dấu mô) trước, trong và sau liệu trình hóa trị với anthracycline.
|
□ COPD
|
- Chức năng hô hấp trên bệnh nhân hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm nhiều năm với các yếu tố nguy cơ hô hấp và có triệu chứng hô hấp dai dẳng.
|
□ Ngưng thở tắt nghẽn khi ngủ
|
- Đánh giá thang điểm Sleep Apnea Clinical Score hoặc Epworth Sleepiness Scale trên bệnh nhân ngủ ngáy, béo phì hoặc rối loạn giấc ngủ.
|
□ Bệnh tự miễn
|
- Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, vẩy nến, lupus ban đỏ…
|
□ Nhiễm trùng mạn
|
- HIV-AIDS, viêm nha chu
|
□ Gan nhiễm mỡ
|
- Siêu âm gan – mật trên bệnh nhân thừa cân – béo phì, uống bia rượu
|
□ Riêng theo giới
|
|
Nữ
|
Tăng huyết áp, đạm niệu trên phụ nữ mang thai
Hội chứng buồng trứng đa nang trên bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng
|
Nam
|
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân > 40 tuổi
|
|