Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


điều trị kháng sinh

(Tham khảo chính: ICPC )

Kháng sinh được chỉ định đối với các thể tiêu chảy nhiễm trùng không do virus, trong đó bao gồm các thể vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn nội bào, trực khuẩn, amip đơn bào, ký sinh trùng. Thuốc kháng sinh điều trị kinh nghiệm có thể bao gồm azithromycin, ciprofloxacin, co-trimoxazole (sulfamethoxazole + trimethoprim). Nếu có xác định được hoặc theo dõi khả năng cao chủng vi khuẩn đặc hiệu. 
Cụ thể đối với tiêu chảy có liên quan đến thay đổi môi trường sống thường do nhóm vi khuẩn E. Coli, Shamonella, Shigella. Thuốc kháng sinh kinh nghiệm có thể dùng là nhóm Quinolon như ciprofloxacin, nhóm macrolid như tetracycline, co-trimoxazole. 
Đối với tiêu chảy do tả, tetracycline là thuốc điều trị đầu tay. Thuốc thay thế có thể là ciprofloxacin, doxycycline, co-trimoxazole.
Đối với tác nhân thương hàn Samonella, do đặc điểm kháng thuốc, thuốc sử dụng có thể bắt đầu bằng các nhóm thuốc quinolon dùng cho 10-14 ngày ; thuốc thay thế có thể dùng là ceftriaxone, cefotaxime.
Do tình trạng vi khuẩn Shigella kháng axit Nalidixic đã xuất hiện và ngày càng tăng, nên hướng dẫn điều trị của Bộ y tế khuyến cáo chọn Ciprofloxacin để điều trị lỵ do Shigella12,14.
Chủng Campylobacter, Yersinia thuốc đầu tay là nhóm Quinolon, lựa chọn thứ hai là macrolid như Erythromycin, Azithromycin. Đối với các chủng vi trùng yếm khí, ký sinh trùng đơn bào, thuốc đầu tay là metronidazole14. 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khi bị tiêu chảy thì đường ruột/hệ tiêu hóa có những thay đổi tiêu cực như thế nào?
  • Kể khách quan 2-3 nhóm dược chất/thuốc thường được dùng trong điều trị tiêu chảy
  • vai trò của việc bảo vệ niêm mạc ruột trong bệnh lý tiêu chảy
  • Vai trò của việc dùng thuốc đúng cách
  • Tổng quan
  • Bù nước và điện giải
  • Điều trị hỗ trợ
  • điều trị kháng sinh
  • Điều trị nguyên nhân của tiêu chảy thứ phát
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiếp cận triệu chứng táo bón_D12

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh tay chân miệng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hai bên rốn phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Rung nhĩ đáp ứng thất chậm (ECG Ví dụ 2)
    Các can thiệp dự phòng lây truyền HIV, HBV và giang mai từ mẹ sang con
    2_5_39f
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space