Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bù nước và điện giải

(Tham khảo chính: ICPC )

Bù nước và điện giải là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu trong các trường hợp tiêu chảy cơ năng, đặc biệt là đối với trẻ em, đối với thể tiêu chảy do các bệnh lý tại ruột non. Điều này được khuyến cáo bởi tổ chức y tế thế giới và các hiệp hội chuyên ngành11. 
Hiện trên thị trường có nhiều loại sản phẩm bù dịch và điện giải khác nhau. Điểm lưu ý là cần chọn loại sản phẩm nào có độ ưu trương thấp (áp lực thẩm thấu vào khoảng 210-250 mosmol (nhược trương) và chứa khoảng 50-60 mmol Na/L, sẽ hiệu quả cho việc bù nước. Các loại nước ngọt hiện có trên thị trường (bao gồm có gaz và không có gaz) thường có nồng độ thẩm thấu cao (ưu trương). Ví dụ áp lực thẩm thấu của nước ngọt Coca-Cola là 493 (tùy loại), nước Pepsi-Cola là 576 (tùy loại)… Ngoài ra, lượng Natri và các ion thường có nồng độ thấp. Do vậy các loại nước ngọt sẽ không phù hợp cho việc bù nước trong trường hợp tiêu chảy. 
Đối với trẻ nhỏ, do tỷ lệ thiếu kẽm trong quần thể vẫn còn nhiều. Trẻ tiêu chảy bị mất một lượng lớn kẽm trong quá trình bị bệnh. Kẽm được xem là góp phần giảm thời gian và mức độ bệnh. Do vậy theo « hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em » số 4121/QĐ-BYT khuyến cáo nên chủ động bổ sung thuốc kẽm cho trẻ em12. Điều này cũng được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo đối với các nước đang phát triển13. 
Việc hướng dẫn cách cho uống nước cũng quan trọng đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi. Thông thường bệnh tiêu chảy ở trẻ em có tình trạng nôn ói ; trẻ cũng thường kém hợp tác. Do vậy việc cho uống nước lượng nhiều có thể tăng nguy cơ nôn ói, hít sặc. Chúng ta có thể tư vấn hướng dẫn cho bé uống nước bằng thìa nhỏ hoặc bằng syringe (loại 5-10ml) liên tục đối trẻ nhũ nhi, uống thành từng ngụm nhỏ đối với trẻ lớn. Việc này cần sự kiên trì và liên tục nên chúng ta cần phải nhấn mạnh và khuyến khích sự cộng tác của phụ huynh của trẻ. Đối với người trưởng thành, việc bù nước thường dễ hơn vì có sự cộng tác tốt hơn. Việc bù nước có thể linh động tùy theo sở thích của từng người, không nhất thiết phải sử dụng các loại bù dịch điện giải thường qui vì khá khó uống.
Lượng dịch bù được ước tính theo nhu cầu nước hằng ngày cộng với lượng ước ước tính mất qua phân. Vì nhiều lý do, lượng nước mất qua phân có thể khó ước tính trực tiếp. Do vậy, chúng ta có thể ước tính lượng nước mất theo sự thay đổi cân nặng lúc trước và sau tiêu chảy. Ngoài ra, mức độ trầm trọng của tiêu chảy, số lần đi cầu cũng cần cân nhắc để bù dư thêm cho người bệnh.


 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khi bị tiêu chảy thì đường ruột/hệ tiêu hóa có những thay đổi tiêu cực như thế nào?
  • Kể khách quan 2-3 nhóm dược chất/thuốc thường được dùng trong điều trị tiêu chảy
  • vai trò của việc bảo vệ niêm mạc ruột trong bệnh lý tiêu chảy
  • Vai trò của việc dùng thuốc đúng cách
  • Tổng quan
  • Bù nước và điện giải
  • Điều trị hỗ trợ
  • điều trị kháng sinh
  • Điều trị nguyên nhân của tiêu chảy thứ phát
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    3-Móng màu nâu-xám

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị viêm gan vi rút C ở một số trường hợp đặc biệt

    2065/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triệu chứng

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DỌA SẨY THAI, SẨY THAI 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (< 14 TUẦN)
    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
    5_68
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space