Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khi bị tiêu chảy thì đường ruột/hệ tiêu hóa có những thay đổi tiêu cực như thế nào?

(Tham khảo chính: ICPC )

Trong điều kiện sinh lý bình thường của cơ thể, hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thu nước, ion và các chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào. Tổng lượng nước được hấp thu mỗi ngày vào khoảng 10-12 lít nước, trong đó bao gồm 2 lít nước uống vào và 8-10 lít nước có từ các dịch tiết của hệ tiêu hóa (nước miếng, dịch vị, dịch ruột, dịch mật, dịch tụy). Chu trình sinh học này được đảm bảo nhờ vào vai trò của của lớp biểu mô niêm mạc ruột, lót mặt trong của ruột. Do vậy, vì bất kỳ lý do gì, nếu lớp biểu mô này bị tổn thương cũng sẽ đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thu nước từ ruột, dẫn đến lượng nước còn tồn lại trong phân nhiều, gây ra tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, lớp biểu mô cũng giữ vai trò hàng rào bảo vệ ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn đường ruột vào máu. Với tình trạng tổn thương của niêm mạc ruột, người bệnh sẽ bị tăng nguy cơ  nhiễm khuẩn huyết, trực tiếp đe dọa sức khỏe của người bệnh.
Một số rối loạn khác liên quan đến tiêu chảy cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: tình trạng mất nước cũng kéo theo mất các khoáng chất ion gây đảo lộn cân bằng ion trong máu, chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt gây nguy cơ suy dinh dưỡng – suy kiệt, tăng kích thích nhu động ruột gây nôn ói, tăng nguy cơ hít sặc.
Vì vai trò quan trọng của lớp biểu mô niêm mạc ruột trong bệnh tiêu chảy, việc sử dụng thuốc hỗ trợ sự phục hồi của lớp biểu mô ruột là cần thiết bên cạnh các điều trị chuyên biệt nguyên nhân.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khi bị tiêu chảy thì đường ruột/hệ tiêu hóa có những thay đổi tiêu cực như thế nào?
  • Kể khách quan 2-3 nhóm dược chất/thuốc thường được dùng trong điều trị tiêu chảy
  • vai trò của việc bảo vệ niêm mạc ruột trong bệnh lý tiêu chảy
  • Vai trò của việc dùng thuốc đúng cách
  • Tổng quan
  • Bù nước và điện giải
  • Điều trị hỗ trợ
  • điều trị kháng sinh
  • Điều trị nguyên nhân của tiêu chảy thứ phát
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phối hợp chăm sóc

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    đại cương

    Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Augmedix

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đột quỵ não (ECG Ví dụ 3)
    Sốc phản vệ
    Cơ chế gây ra tiếng thở khò khè
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space