Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đánh giá độ nặng

(Tham khảo chính: ICPC )

Thực hiện đánh giá độ nặng khó thở là cần thiết trong lần khám đầu tiên và trong suốt diễn tiến của bệnh nhằm đánh giá hiệu quả điều trị.
Các phương tiện đánh giá có thể dùng trên lâm sàng sẽ được trình bày dưới đây. 
4.1.  Thang đo Visual Analog Scale (hoặc Echelle Visuelle Analogique – EVA)
- Là phương pháp đơn giản nhất, phụ thuộc cảm giác chủ quan của bệnh nhân
- Độ nặng của khó thở được xếp tăng dần từ 0 đến 10 – tương ứng với “không khó thở” đến “khó thở mức độ tối đa”.
4.2. Thang đo theo American Thoracic Society
Thường được áp dụng trong đánh giá và theo dõi các bệnh lý hô hấp.

Phân độ

Mức khó thở

Tính chất khó thở

0

Không

Không triệu chứng khi đi bộ nhanh đường bằng hoặc lên dốc

1

Ít

Hụt hơi khi đi bộ nhanh đường bằng hoặc lên dốc

2

Vừa

Đi chậm hơn người trưởng thành cùng độ tuổi trên đường bằng, có thể phải ngừng lại để nghỉ trong chốc lát

3

Nặng

Phải ngừng lại nghỉ khi đi bộ đường bằng vài phút hoặc khoảng khoảng 100 mét

4

Rất nặng

Không ra được khỏi nhà, khó thở cả khi tự thay đồ hay đi    vệ sinh

 


Phân độ    Mức khó thở    Tính chất khó thở
0    Không     Không triệu chứng khi đi bộ nhanh đường bằng hoặc lên dốc
1    Ít    Hụt hơi khi đi bộ nhanh đường bằng hoặc lên dốc
2    Vừa    Đi chậm hơn người trưởng thành cùng độ tuổi trên đường bằng, có thể phải ngừng lại để nghỉ trong chốc lát
3    Nặng    Phải ngừng lại nghỉ khi đi bộ đường bằng vài phút hoặc khoảng khoảng 100 mét
4    Rất nặng    Không ra được khỏi nhà, khó thở cả khi tự thay đồ hay đi    vệ sinh

4.3. Thang đo NYHA (New York Heart Association)
Thường được áp dụng trong đánh giá và theo dõi các bệnh lý tim mạch và mạch máu phổi.
Độ I    Không triệu chứng, không giới hạn hoạt động và khả năng gắng sức phù hợp với tuổi.
Độ II    Có giới hạn hoạt động phù hợp với tuổi từ ít đến vừa. Không khó thở lúc nghỉ ngơi.
Độ III    Giới hạn hoạt động cả trong phạm vi gắng sức thấp hơn bình thường so với tuổi. Không khó thở lúc nghỉ ngơi.
Độ IV    Giới hạn cả với những hoạt động ít dùng sức và khi nghỉ ngơi.

Độ I

Không triệu chứng, không giới hạn hoạt động và khả năng gắng sức phù hợp với tuổi.

Độ II

Có giới hạn hoạt động phù hợp với tuổi từ ít đến vừa. Không khó thở lúc nghỉ ngơi.

Độ III

Giới hạn hoạt động cả trong phạm vi gắng sức thấp hơn bình thường so với tuổi. Không khó thở lúc nghỉ ngơi.

Độ IV

Giới hạn cả với những hoạt động ít dùng sức và khi nghỉ ngơi.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Định nghĩa
  • Những yếu tố thúc đẩy
  • Triệu chứng
  • Đánh giá độ nặng
  • Tiếp cận chẩn đoán và điều trị ban đầu
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiếp cận chẩn đoán suy tim

    1762/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặt vấn đề

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các vấn đề phối hợp lâm sàng trong phân tích

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Viêm âm đạo do Trichomonas_X73
    13
    399
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space