Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Có nên chủng ngừa HPV

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Tháng 6/ 2006, The Food and Drug Administration (FDA) đã cho phép sử dụng vaccine phòng ngừa 4 types HPV 6,11,16,18 (Gradasil) để phòng ngừa nhiễm HPV cho nữ từ 9-26 tuổi.
Sau đó, The Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP)  khuyến cáo nên tiêm vaccine này một cách thường qui cho nữ từ 11-12 tuổi và tiếp tục tiêm ngừa cho nữ từ 13-26 tuổi mà trước đó chưa được tiêm vaccine. 
Hội ung thư Mỹ (ACS: American Cancer Society) khuyến cáo nên tiêm vaccin HPV một cách thường qui cho bé gái từ 11-12 tuổi. Và tiêm cho cả những bé từ 13-18 tuổi mà trước đó chưa được tiêm vaccin. Với độ tuổi từ 19-26 tuổi, cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vaccin.
Qua thử nghiệm lâm sàng ở hơn 21.000 phụ nữ cho thấy “vaccine HPV phòng ngừa 4 types 6,11,16,18” này có hiệu quả đến 90% - 100% trong ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và những tăng sinh lành tính ở đường hậu môn sinh dục ở những phụ nữ từ 15-26 tuổi chưa có quan hệ tình dục trước khi tiêm vaccine.
Đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục, hoặc đang có tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung – CIN (có thể đã nhiễm HPV), vẫn khuyến cáo nên tiêm vaccine, vì nó có thể giúp cho việc chống lại những types HPV khác mà họ chưa nhiễm và ngăn ngừa được những tăng sinh lành tính ở đường hậu môn sinh dục. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải được tư vấn kỹ là việc tiêm vaccine này không có tác dụng điều trị types HPV mà họ đang nhiễm hay điều trị tổn thương cổ tử cung mà họ đang bị, và hiệu quả của việc tiêm vaccine chắc chắn không cao bằng ở nhóm được tiêm vaccine trước khi mắc bệnh.
Thử nghiệm lâm sàng cũng chứng minh tính an toàn của loại vaccine này, hiệu quả bảo vệ của vaccine luôn lớn hơn những tác dụng phụ của nó. Độ an toàn và hiệu quả của vaccine này chưa được chứng minh ở phụ nữ mang thai và những người có tình trạng suy giảm miễn dịch.
Năm 2010 FDA đã chính thức cho phép tiêm ngừa vaccine này cho nam từ 9-21 tuổi để giảm lây truyền HPV cho bạn tình, giảm nguy cơ tăng sinh lành tính ở đường hậu môn sinh dục cũng như nguy cơ tân sinh trong biểu mô và ung thư hậu môn ở nam, đặc biệt ở nam đồng tính.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Tình huống
  • HPV là gì
  • Cách lây truyền bệnh
  • Các chủng HPV
  • Yếu tố nguy cơ nhiễm HPV
  • Tần suất bệnh trong cộng đồng
  • HPV có gây ung thư không?
  • Biểu hiện lâm sàng và cách diễn tiến đến ung thư cổ tử cung
  • Làm thế nào tránh nhiễm HPV và các biến chứng của bệnh?
  • Có nên chủng ngừa HPV
  • Thời gian được bảo vệ khi tiêm vaccine?
  • Sau khi tiêm ngừa vaccine HPV có cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
  • Làm sao biết mình có bị HPV hay không?
  • Vacine HPV
  • Tác dụng phụ của vaccin Gradasil
  • Khuyến cáo thực hành
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xây dựng văn hóa mới về an toàn người bệnh

    Quản lý phòng khám ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biện pháp can thiệp

    Quản lý phòng khám ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn sử dụng vaccine ngừa uốn ván

    thai sản.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phản biện
    Tránh thai bằng đường uống W11
    Cấu trúc giải phẫu
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 18/05/2025

    kỹ năng phân tích x quang ngực thẳng - CME 48h (hoàn toàn trực tuyến - từ xa)

    thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space