Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán

(Tham khảo chính: ICPC )

Đối với trường hợp xuất hiện phù một chân ở trẻ sơ sinh, chẩn đoán có thể nghĩ đến là bệnh phù bạch huyết bẩm sinh, là một thể bệnh của nhóm phù bạch huyết nguyên phát. Đặc điểm của bệnh có liên đới đến khiếm khuyết di truyền của hệ bạch huyết dẫn đến tình trạng vô sản, thiểu sản hoặc chẻ nhánh của mạng lưới mạch bạch huyết. 
Ở trẻ em, viêm tắc tĩnh mạch sau chấn thương, viêm mô tế bào, viêm khớp và hội chứng chèn ép khoang cũng gây ra bệnh cảnh phù một chân. Trong khi đó, tình trạng phù hai chân thường được gây ra bởi bệnh hệ thống như viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, giảm protein máu, hoặc phù bạch huyết nguyên phát.
Đối với những người thích mặc quần áo thắt chặt như quần jean bó, vớ quần, và vớ chật như thanh thiếu niên hoặc phụ nữ lớn tuổi, việc này cũng có thể gây phù ở một hoặc hai chân.
Ở người chạy bộ, nếu đột ngột xuất hiện đau và sưng vùng nhượng chân, có thể gợi ý tổn thương cơ bụng chân, viêm gân cơ bụng chân. Ngược lại, nếu đau xuất hiện từng đợt kèm tình trạng phù phía dưới và phía trên vùng đau thì hội chứng chèn ép khoang cần được nghĩ đến. 
Ở phụ nữ béo phì, tình trạng hai chân to ra từ từ tiến triển trong khi các bàn chân vẫn giữ nguyên kích thước thì có thể nghĩ đến tình trạng phù mỡ ứ đọng (lipedema). Tình trạng bệnh này gây ra do có tình trạng tích đọng chất mỡ tại mô dưới da của vùng chi dưới làm cẳng chân to ra, không tích tụ tại vùng bàn chân nên không gây tăng kích thước của bàn chân, thường gặp ở phụ nữ béo phì, ảnh hưởng cùng lúc hai chân. Trong khi đó, các bệnh lý tắc mạch bạch huyết sẽ gây phù chi dưới xuất hiện bắt đầu từ đầu xa của bàn chân và lan dần lên cẳng chân. Chính đặc điểm có hay không có bàn chân to giúp phân biệt hai thể lâm sàng này. Nếu bàn chân to sẽ gợi ý phù bạch mạch, nếu bàn chân vẫn bình thường, các nếp gấp da vẫn thấy thì gợi ý phù mỡ ứ đọng.
 Ở người nghiện rượu, phù hai chân là thể phù toàn thân nên có thể nghĩ nhanh đến khả năng bệnh xơ gan dù có hay không có báng bụng. Ở bệnh nhân đái tháo đường kéo dài nhiều năm, thường có kèm tình trạng suy giảm miễn dịch và suy giảm nuôi dưỡng ngoại biên vùng chi dưới. Do vậy, nếu xuất hiện phù chân (nhất là có phù khu trú) thì có thể gợi ý chẩn đoán tình trạng viêm mô tế bào, đặc biệt là nếu kèm theo các triệu chứng của phản ứng viêm như nóng và đau. 
Phù chân do suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở phụ nữ, thường xuất hiện không đồng đều giữa hai chân. Bệnh thường phối hợp với các dấu chứng thiểu dưỡng đầu xa của chân như rụng lông, móng khô dầy, da mỏng – loét ướt, dấu chứng rối loạn tuần hoàn mạch máu nông dưới da, không có biểu hiện của phản ứng viêm tại chổ, có khó chịu đau – dị cảm vùng cẳng chân – bàn chân.
Ở những bệnh nhân bị suy tim hoặc xơ gan, phù chân thường là biểu hiện nằm trong bệnh cảnh của các dấu chứng toàn thân phối hợp của bệnh nguyên phát. Ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, phù và đau vùng xung quanh khớp gối có thể do vỡ nang Baker (phần thoát ra của bao hoạt dịch vùng khớp gối), đôi khi gây bệnh cảnh giống như giả viêm tắc tĩnh mạch (pseudophlebitis). Phù chân vùng trước xương chày ở bệnh nhân có nhịp tim nhanh, lồi mắt, hoặc có các dấu hiệu khác của cường giáp gợi ý phù niêm trước xương chày, đó là dấu hiệu hiếm gặp trong bệnh cường giáp. Phù một chân có thể than phiền của bệnh nhân mắc Sarcoma Kaposi, thường gặp phối hợp trên bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
 

  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm triệu chứng
  • Triệu chứng kèm theo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán ngừng thở, ngừng tim

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    VMN vô khuẩn

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    TƯ VẤN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
    Tình huống lâm sàng
    44
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space