2.1. Thông tin
Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, chưa lập gia đình nhưng đã từng quan hệ tình dục. Bệnh nhân chuẩn bị kết hôn vào cuối năm sau. Bệnh nhân có nghe nói về vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và muốn được tiêm ngừa vaccin này.
2.2. Câu hỏi gợi ý tình huống:
• Với vai trò là bác sĩ gia đình, bạn sẽ tư vấn cho bệnh nhân những vấn đề gì xung quanh việc tiêm ngừa vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
2.3. Phân tích tình huống
• Khẳng định về ý thức tiêm vaccin phòng ngừa HPV của bệnh nhân là rất tốt.
• Vaccin phòng ngừa HPV có hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa cho người chưa từng quan hệ tình dục (hay nói cách khác là chưa từng bị nhiễm HPV). Vì một khi đã từng quan hệ tình dục là đã có khả năng bị nhiễm HPV.
• Tuy nhiên, có rất nhiều loại HPV, có những loại có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, có những loại nguy cơ thấp. Trường hợp của bệnh nhân đã từng quan hệ tình dục, chúng ta không thể đánh giá khả năng nhiễm hay không nhiễm HPV và nếu nhiễm thì chưa rõ nhiễm loại nào.
• Do đó bệnh nhân có thể làm xét nghiệm HPV DNA để đánh giá tình trạng có – không có nhiễm HPV và chủng siêu vi. Sau khi có kết quả xét nghiệm sẽ tư vấn tiếp theo cho bệnh nhân.
|