Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Sự ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên chức năng cơ thể

(Tham khảo chính: ICPC )

Chức năng tâm thần: Suy dinh dưỡng có thể gây ra các triệu chứng như chán nản, lo âu, và giảm khả năng tập trung. Thiếu hụt vitamin B1 và B12 có thể dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của não bộ.
Chức năng cơ: Khi cơ thể bị đói kéo dài, chức năng cơ sẽ bị suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ bắp sẽ bị mất đi một lượng lớn.
Chức năng tim và thận: Suy dinh dưỡng làm giảm khối lượng cơ tim, dẫn đến giảm cung lượng tim, chậm nhịp tim, và giảm huyết áp. Giảm tưới máu thận cũng có thể xảy ra, dẫn đến giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết muối và nước, và gây ứ đọng dịch trong cơ thể.
Chức năng hô hấp: Thiếu hụt protein có thể làm giảm khối lượng cơ hoành, dẫn đến giảm thông khí tối đa và sức cơ hô hấp. Điều này có thể dẫn đến giảm lượng oxy hít vào và tăng lượng CO2 tồn lưu trong máu. Do cơ hoành bị suy giảm sẽ dẫn đến phản xạ ho không hiệu quả, làm tăng nguy cơ bệnh lý về hô hấp như viêm phổi.
Chức năng tiêu hóa: Suy dinh dưỡng nặng có thể làm giảm hấp thu đường và chất béo, giảm bài tiết acid dạ dày, men tụy và mật, và giảm chức năng bảo vệ chống xâm nhập vi trùng từ ruột. Những thay đổi này có thể dẫn đến tiêu chảy, làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng.
Chức năng miễn dịch: Suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Cơ chế bao gồm giảm các phản ứng của kháng thể và tế bào trung gian, giảm chức năng của đại thực bào, giảm sự hồi phục mô, tăng stress oxy hóa. Số lượng tế bào lympho ở tuyến ức giảm và teo tuyến ức. Sự giảm albumin máu cũng gây rối loạn chuyển hóa cytokine, giảm chuyển hóa interleukin, nhất là giảm hoạt tính interleukin-1. Khả năng thực bào, hóa ứng động và tiêu hủy vi trùng bị suy yếu do khiếm khuyết hệ thống bổ thể.
Sự giảm tưới máu thận ở bệnh nhân suy dinh dưỡng làm giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết muối và nước gây ứ đọng dịch trong khoang ngoại bào.
Điều hòa thân nhiệt: Suy dinh dưỡng làm giảm khả năng sinh nhiệt của cơ thể, dẫn đến giảm thân nhiệt. Khi thân nhiệt giảm, chức năng nhận thức có thể bị suy yếu, dẫn đến yếu cơ và gây tổn thương, đặc biệt ở người cao tuổi. Khi cơ thể đói ảnh hưởng đến phản ứng sinh nhiệt, bệnh nhân có thể không sốt ngay cả khi bị nhiễm trùng nặng
Sự lành vết thương: Suy dinh dưỡng làm kéo dài thời gian lành vết thương. Thiếu protein ảnh hưởng đến sự hình thành mao mạch mới, tăng sinh tế bào sợi, và tổng hợp collagen, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương. 
 

  • Mục tiêu
  • Định nghĩa
  • Các thể suy dinh dưỡng
  • Sự ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên chức năng cơ thể
  • Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện
  • Tác động của suy dinh dưỡng trên bệnh nhân nhập viện
  • Các phương pháp đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng
  • Phương pháp đánh giá
  • Điều trị chán ăn ở người lớn tuổi
  • Điều trị suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Run - các rối loạn vận động mang tính chu kỳ N08

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các thể lâm sàng

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hành chính

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng vành cấp - chẩn đoán và điều trị 2
    Block nhĩ thất 2:1 (ECG Ví dụ 1)
    Thính lực
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space