Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Định nghĩa tình trạng xơ gan

(Tham khảo chính: ICPC )

Xơ gan là một tình trạng xơ hoá lan toả và sự biến đổi cấu trúc gan bình thường thành cấu trúc dạng nốt bất thường mà bản chất là những cấu trúc tăng sinh collagen bất thường bao quanh các tế bào gan tăng sinh mất cấu trúc2. Đây là hậu quả của đáp ứng khôi phục các tổn thương mãn tính nhu mô gan do rất nhiều nguyên nhân như chất độc (rượu, thuốc acetaminophen, halogen…), viêm gan siêu vi mãn, tắc mật, các bệnh rối loạn chuyển hoá đồng, nhiễm ký sinh trùng Schistosomase…
Sinh thiết và khảo sát vi thể nhu mô gan từ đó có chẩn đoán xác định bệnh xơ gan là tiêu chuẩn vàng và được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển, nơi có điều kiện sinh thiết chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh tốt. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong điều kiện hiện tại không cho phép chúng ta áp dụng rộng rãi phương pháp sinh thiết gan vì nguy cơ xuất huyết cao. Do vậy việc đặt vấn đề chẩn đoán xơ gan cũng có đặc điểm riêng biệt. 
Hiện nay các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán bệnh xơ gan thông qua hai hội chứng là hội chứng suy tế bào gan (vàng da, xuất huyết da niêm, sao mạch, …) và hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa (tuần hoàn bàng hệ, báng bụng, lách to, dãn nở tĩnh mạch thực quản). Bên cạnh đó, thông tin phối hợp của các xét nghiệm hình ảnh học rất có giá trị chẩn đoán xơ gan như siêu âm (kính thước to, nhỏ; bờ gan không đều; nhu mô thô; hình hạt mịn; suy yếu sóng âm; lách to; báng bụng; tăng áp tĩnh mạch cửa). 
Siêu âm được khuyến cáo là hữu ích trong trường hợp không sinh thiết được gan với độ đặc hiệu 78,5%, giá trị dự báo dương tính 90,6%, dự báo âm tính 61%3. Do vậy, bệnh nhân được nghĩ đến chẩn đoán xơ gan khi có 2 trong số 3 nhóm tiêu chí:
1. Suy tế bào gan: có ít nhất 2 dấu hiệu bệnh lý gan mạn trên lâm sàng và/hoặc trên cận lâm sàng (vàng da, sao mạch, lòng bàn tay son, nữ hóa tuyến vú, phù, bầm máu, INR kéo dài, albumin máu giảm…).
2. Tăng áp tĩnh mạch cửa: dịch màng bụng có SAAG ≥ 1,1 g/dL, Protein < 2,5 g/dL và/hoặc các dấu hiệu khác của tăng áp cửa (lách to, tuần hoàn bàng hệ, giãn tĩnh mạch thực quản…) để chứng minh có tăng áp cửa tại gan và sau gan.
3. Siêu âm hay CT scan cho thấy tổn thương gan mạn (cấu trúc thô…), chỉ số APRI ≥ 1 để đánh giá mức độ xơ hóa
 

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Định nghĩa tình trạng xơ gan
  • Nguyên nhân xơ gan
  • Giải phẫu bệnh lý
  • Các phương pháp đánh giá tiên lượng bệnh nhân xơ gan
  • Quản lý bệnh nhân xơ gan
  • Tầm soát và dự phòng
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các biện pháp điều trị khác

    3416/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặt dụng cụ tử cung (DCTC)

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh cảnh lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Thai chậm tăng trường
    Tiếp cận bệnh nhân đổ mồ hôi đêm
    Mối liên quan giữa hạ đường huyết và HbA1c
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space