Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cấu trúc của một giấc ngủ bình thường

(Tham khảo chính: ICPC )

Trên người lớn, giấc ngủ có cấu trúc chu kỳ với sự xen kẽ các giai đoạn giấc ngủ chậm sâu dân (stade I, II, III, IV) và giai đoạn giấc ngủ nghịch đảo (stade V).
Stade I: giấc ngủ chậm, nông, sự chuyển tiếp từ buồn ngủ sang ngủ.
    Các hoạt động theta trên EEG (2-7 chu kỳ/giây)
    Chuyển động nhãn cầu chậm.
Stade II: giấc ngủ chậm, nông
    Hoạt động theta trên EEG với những chuỗi sóng nhanh và phức hợp K
Stade I và II chiếm 50% tổng thời lượng ngủ mỗi đêm.

Stade III: giấc ngủ chậm sâu
    Hoạt động delta (sóng chậm 0,5 – 2 chu kỳ/giây) trên EEG
Stade IV: giấc ngủ chậm sâu, giai đoạn giấc ngủ sâu nhất 
    Hoạt động delta chiếm >50% trên EEG
Stade III và IV chiếm 25% thời lượng của giấc ngủ mỗi đêm.

Stade V: giấc ngủ nghịch đảo, chiếm 25% tổng thời lượng mỗi giấc ngủ
    Hoạt động theta trên EEG
    Chuyển động nhãn cầu nhanh, mất trương lực cơ

Trong mỗi đêm có 3 đến 5 chu kỳ ngủ tuần tự diễn ra. Những chu kỳ vào đầu đêm thường thiên về giấc ngủ chậm sâu, những chu kỳ về cuối đêm thường thiên về giấc ngủ nghịch thường.

Ở trẻ em, cấu trúc giấc ngủ cần trưởng thành dần (chủ yếu trong 2 năm đầu đời) trước khi có được giấc ngủ tương đối ổn định. Thời lượng ngủ giảm dần theo thời gian: 20 giờ ở sơ sinh, đến 12 giờ vào độ 2 tuổi. Trong những tuần đầu của cuộc sống, giấc ngủ được gián đoạn bởi cơn đói và những tác động xung quanh, sau đó giấc ngủ dần dần tái cấu trúc từ 3-6 tháng thành một giai đoạn dài ban đêm, ngắn hơn vào ban ngày (ngủ trưa). Quá trình này diễn ra từ từ, giảm dần và ngưng vào khoảng 3 tuổi.

Sự đi vào giấc ngủ xuất hiện đột ngột và chuyển thành giấc ngủ nghịch đảo trong những tháng đầu đời. Dần dần, giấc ngủ chậm trở thành thành phần khởi đầu của giấc ngủ. Sự đi vào giấc ngủ nặng nề hơn giữa 3 và 9 tháng, biểu hiện bởi sự xuất hiện những cơn hoảng loạn. Giai đoạn đi vào giấc ngủ dài trong khoảng từ 1-3 tuổi, sau đó ổn định trong khoảng từ 15-30 phút.

Giai đoạn giấc ngủ chậm nông dần trở nên nhiều hơn kể từ tháng 6/8.  Sự thức giấc tự phát là sinh lý bình thường. Đánh thức một trẻ nhũ nhi sẽ làm ảnh hưởng đến sự tổ chức giấc ngủ về lâu dài. Tuy nhiên, sự trưởng thành của giấc ngủ có sự khác biệt lớn giữa từng người. Cần tránh áp đặt trẻ vào những phản xạ có điều kiện, cần phải tôn trọng nhịp điệu sinh học tự nhiên của trẻ.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • video Rối loạn giấc ngủ
  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Cấu trúc của một giấc ngủ bình thường
  • Những rối loạn giấc ngủ
  • Khảo sát RLGN
  • Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
  • Rối loạn giấc ngủ trên người lớn
  • Xử trí
  • Ca lâm sàng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    13. Bệnh von willebrand (von-willebrand disease - vwd)

    1832/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chỉ định phẩu thuật trong đau TK tọa do thoát vị đĩa đệm:

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các điều kiện gây tiểu dầm thứ phát
    Rết
    Tình huống đặt thù
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space