Mục tiêu
|
Chỉ số
|
HbA1c
|
< 7% (53mmol/mol)
|
Đường huyết mao mạch lúc đói, trước ăn
|
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)*
|
Đỉnh đường huyết mao mạch sau ăn 1-2 giờ
|
<180 mg/dL (10,0 mmol/L)*
|
Bảng 3: Mục tiêu điều trị Đái tháo đường ở người trưởng thành - Bộ Y Tế 2020
* Mục tiêu điều trị cần cá thể hóa
Mục tiêu có thể thấp hơn (HbA1c <6,5%) ở BN trẻ, mới chẩn đoán, không có các bệnh lý tim mạch, nguy cơ hạ đường máu thấp.
Ngược lại, mục tiêu có thể cao hơn (HbA1c từ 7,5 – 8%) ở những BN lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường đã lâu, có nhiều bệnh lý đi kèm, có tiền sử hạ đường máu nặng trước đó.
Cần chú ý mục tiêu đường huyết sau ăn (sau khi bắt đầu ăn 1-2 giờ) nếu đã đạt được mục tiêu đường huyết lúc đói nhưng chưa đạt được mục tiêu HbA1c.
Tình trạng sức khỏe
|
Cơ sở để lựa chọn
|
HbA1c (%)
|
ĐH lúc đói (mg/dL)
|
ĐH lúc đi ngủ (mg/dL)
|
Huyết áp mmHg
|
Mạnh khỏe
|
Còn sống lâu
|
<7,5%
|
90-130
|
90-150
|
<140/90
|
Nhiều bệnh, sức khỏe trung bình
|
Kỳ vọng sống trung bình
|
<8,0%
|
90-150
|
100-180
|
<140/90
|
Nhiều bệnh phức tạp hoặc bệnh nguy kịch/ sức khỏe kém
|
Không còn sống lâu
|
<8,5%
|
100-180
|
110-200
|
<150/90
|
Bảng 4: Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi - Bộ Y Tế 2020
* Đánh giá về kiểm soát đường huyết bằng HbA1c
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có đường huyết được kiểm soát ổn định).
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về đường huyết.
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
|