Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình hình thực tế

(Tham khảo chính: nguyên lý y học gia đình )

Ngày nay, phần lớn các bộ chuẩn đã hình thành. Tuy nhiên, vì lý do này hay lý do khác mà ngay cả các chương trình bệnh án điện tử mới phát triển trong thời gian gần đây vẫn chưa chú ý tích hợp các bộ chuẩn. Ngay khi chương trình có tích hợp các bộ chuẩn thì các ứng dụng hỗ trợ hỗ trợ người dùng vẫn chưa làm tốt. Ví dụ cụ thể là đối với bộ mã ICD10 với hơn 30.000 mã phiên bản tiếng Việt, việc tìm kiếm mã phù hợp mất rất nhiều thời gian nếu như chương trình không hỗ trợ tính năng tìm kiếm mã theo thuật ngữ (anh/chị nào từng làm trên bệnh án điện tử sẽ dễ nhận ra khó khăn này). Lý do của việc hỗ trợ kém của các công ty đối với các bộ chuẩn có thể là: 
●    Sự tương thích kém của cấu trúc chương trình hiện có với bộ chuẩn mới. Tùy theo bộ chuẩn mà mức độ can thiệp lên chương trình có thể ít-nhiều: bộ chuẩn về cấu trúc dữ liệu, bộ chuẩn về nội dung dữ liệu, bộ danh mục….
●    Bộ danh mục chẩn đoán ICD10 hầu như đã được ứng dụng ở qui mô cả nước. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mã hóa bằng ICD10 hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Điểm mấu chốt là sự thiếu vắng bộ từ điển thuật ngữ hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình tìm kiếm mã phù hợp.
●    Thiếu thông tin về các bộ chuẩn, đây có thể xem lý do chính cho tình hình ở Việt Nam. Các bộ chuẩn hiện nay chưa nhiều, lại thay đổi theo từng nước, từng khu vực. Tuy đã trải qua thời gian dài để xây dựng, tuy nhiên, một số bộ chuẩn lại chỉ mới hoàn thiện trong thời gian gần đây như SNOMED, HL7… do vậy việc áp dụng có thể khó khăn.
●    Việc thay đổi chương trình để áp dụng các chuẩn mới quá tốn kém – phức tạp trong khi nhu cầu thị trường không có (người dùng chưa có ý thức về việc trang bị công cụ có tính chuẩn hóa). Để đơn giản, đa phần công ty đã đẩy cái khó cho người sử dụng. Càng chậm thay đổi, với thời gian, khối lượng thông tin trong bệnh án điện tử ngày càng nhiều hơn. Khi đó, chi phí để thay đổi hệ thống sẽ tăng lên và tất nhiên là càng khó có khách hàng nào muốn đầu tư chi phí để thay đổi. Hậu quả này chỉ có thể thấy sau đó vài năm hoặc vài mươi năm như tình hình các nước đã phát triển. Đây là một kinh nghiệm cần phải rút ra cho các nước đang phát triển mô hình bệnh án điện tử.
●    Bộ y tế có quyết định về “việc công bố danh mục kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế” vào ngày 12 tháng 6 năm 2013. Trong đó, Bộ y tế quyết định một số danh mục kỹ thuật bắt buộc hoặc khuyến cáo sử dụng trong các ứng dụng công nghệ thông tin y tế. Trong các danh mục này, chúng ta có thể thấy các chuẩn kỹ thuật quan trọng của thế giới đã được công nhận và áp dụng tại Việt Nam như: ICD-10-PCS (International Classification of Disease - Procedure Coding System) dành cho phẫu thuật – thủ thuật, ICD-10-CM (International Classification of Diseases - Clinical Modifications), ATC (The Anatomical Therapeutic Chemical Classification System) dành cho phân loại thuốc, HL7 messages dùng để giao tiếp giữa các hệ thống thông tin y khoa-bệnh án điện tử. Các tiêu chí này cũng đã được yêu cầu áp dụng trong các kết nối liên thông dữ liệu báo cáo giữa các đơn vị với Bộ y tế.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Bổ chuẩn
  • Tình hình thực tế
  • Các bộ chuẩn
  • Bộ ngôn ngữ lâm sàng (clinical vocabularies)
  • Bộ chuẩn kết nối
  • Chuẩn cơ sở dữ liệu (tạm dịch từ chữ Ontology)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng

    Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có khuyết tật về nhìn

    359/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tại sao các nguyên tắc về câu lệnh lại quan trọng?

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    VIÊM DA CƠ ĐỊA (ATOPIC DERMATITIS)
    PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ÁC TÍNH - TÂM LÝ Y HỌC
    Khám lâm sàng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space