Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Can thiệp củng cố (stabilization programs)

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Quá trình điều trị bệnh mạn tính không đóng khung trong khuôn khổ của phòng khám hoặc bệnh viện. Bệnh nhân sẽ quay về với cuộc sống của họ với phác đồ điều trị cần tuân thủ suốt đời. Vấn đề đặt ra là làm sao bệnh nhân có thể tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thực hiện được các thủ thuật tự chăm sóc, tự theo dõi. Để làm tốt việc này, bệnh nhân cần được hỗ trợ bởi những chương trình can thiệp củng cố, trong đó các vấn đề nêu trên sẽ được đề cập và hướng dẫn liên tục ở các lần khám bệnh. 
Đối với chăm sóc ngoại trú, bệnh nhân có nhu cầu được giới thiệu tham gia chương trình can thiệp củng cố được thực hiện bởi bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên khoa. Các chương trình này có thể kéo dài 2-3 tuần hoặc lâu hơn tùy theo từng địa phương. Tại một số bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh, hiện có một số câu lạc bộ bệnh nhân bị mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp đang hoạt động. Các câu lạc bộ được các bác sĩ chuyên khoa nội tiết hướng dẫn và được hỗ trợ một phần kinh phí và trang thiết bị bởi các chính các đơn vị y tế (bệnh viện – phòng khám đa khoa) hoặc các hãng dược phẩm. Định kỳ, các thành viên tham gia nhóm sẽ gặp nhau, cùng chia sẽ những kinh nghiệm cá nhân trong việc quản lý – theo dõi – chăm sóc sức khỏe của cá nhân.  
Để thực hiện tốt chương trình can thiệp củng cố, mối quan hệ gần gũi giữa bệnh nhân, bác sĩ điều trị, chuyên viên giáo dục sức khỏe và chuyên viên dinh dưỡng là rất quan trọng. Đây là cơ hội lý tưởng cho bệnh nhân học nhiều hơn về các kỹ năng tự chăm sóc bản thân, bao gồm cách dùng thuốc, tác dụng phụ. Đối với bác sĩ gia đình, người sẽ theo dõi bệnh nhân lâu dài, sự trao đổi thông tin qua lại với bệnh nhân trong suốt quá trình tham gia chương trình điều trị củng cố rất cần thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ gia đình cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá đúng về việc cần tầm soát sớm các biến chứng hay cần các can thiệp chuyên sâu. Ngược lại, bác sĩ gia đình có thể cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa các thông tin về chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, văn hóa, thói quen của bệnh nhân giúp hiệu chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.  
Mặc dù chương trình can thiệp củng cố thường được tổ chức bởi bệnh viện, phòng khám đa khoa, các tổ chức xã hội. Tuy vậy, sự tham gia của bác sĩ gia đình một cách gián tiếp là cần thiết. Vì bác sĩ gia đình sẽ là người phụ trách hỗ trợ bệnh nhân lâu dài ngay cả khi chương trình can thiệp củng cố kết thúc. Bên cạnh đó, chính bác sĩ gia đình là người thống nhất thông tin truyền đạt bởi các nguồn khác nhau, tránh trường hợp gây hiểu lầm từ phía bệnh nhân. 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu bài giảng
  • Tổng quan
  • Mô hình tiếp cận tổng thể
  • Làm việc theo ê kíp trong giáo dục sức khỏe
  • Can thiệp củng cố (stabilization programs)
  • Chăm sóc, cấp cứu
  • Tham gia của cộng đồng
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng

    4815/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau thần kinh tọa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    2.2. Triệu chứng lâm sàng
    Viễn cảnh chuyên ngành
    Sinh lý bệnh, biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán chứng đau nửa đầu ở người lớn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space