2.1. Phân loại thảm họa theo số người bị tác động trực tiếp:
Thảm họa mức 1: có từ 30 đến 100 người bị nạn, hoặc 20- 50 người phải nằm viện.
Thảm họa mức 2: có từ 101 đến 500 người bị nạn, hoặc 51- 200 người phải nằm viện.
Thảm họa mức 3: có từ 501 đến 2.000 người bị nạn, hoặc 200-300 người phải nằm viện.
Thảm họa mức 4: hàng ngàn người bị nạn, trên 300 người phải nằm viện.
Phân loại mức độ: Là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng chung về các mặt, là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục vụ công tác khắc phục hậu quả của thảm họa.
2.2. Phân loại thảm họa theo yêu cầu can thiệp của ngành y tế
Thảm họa gây tổn thất về người ngay tức khắc (tai nạn giao thông, động đất…): ngành y tế phải kịp thời tham gia cấp cứu và vận chuyển cấp cứu.
Thảm họa vừa gây ra tổn thất về người ngay tức khắc, vừa gây hậu quả về sau (bão, lụt…): bên cạnh công tác cấp cứu, ngành y tế phải chú ý đến vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe người dân sau thảm họa.
|