3.1. Nguyên tắc phòng chống thảm họa:
Phòng chống thảm họa gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất: ngăn ngừa những nguy cơ phát sinh thảm họa hoặc làm giảm nhẹ tổn thất do thảm họa gây ra.
Giai đoạn chuẩn bị, sẵn sàng: xây dựng kế hoạch phòng chống thảm họa, tổ chức diễn tập chống thảm họa với sự tham gia nhiều ngành ( y tế, công an, quân đội…) và chuẩn bị phương tiện vật chất.
Giai đoạn đối phó với thảm họa: phát hiện, giải thoát, phân loại , sơ cứu, vận chuyển nạn nhân, với sự tham gia của nhiều ngành: công an, quân đội, cứu hỏa, cứu hộ, lực lượng y tế…
Giai đoạn phục hồi: Phục hồi, tái thiết khu vực xảy ra thảm họa
3.2. Nguyên tắc trong xử trí thảm họa
Đảm bảo các yêu cầu: Cơ động - Liên hoàn - Thống nhất .
Cơ động: Các lực lượng nói trên sẵn sàng đến hiện trường trong thời gian ngắn nhất và trong mọi hoàn cảnh, địa hình.
Liên hoàn: Thể hiện qua hoạt động đồng bộ của các lực lượng các cấp, từ các đơn cấp Thành phố đến các đơn vị cơ sở và sự hiệp đồng của các ngành khác như: Công an, Quân đội, Cứu hỏa, Cứu hộ, Y tế, Điện lực, Viễn thông ...
Thống nhất: Thể hiện sự thống nhất trong mệnh lệnh chỉ huy, cụ thể hóa các mức thang chỉ huy: Trung ương Tỉnh, thành phố Quận, huyện Cơ sở
|