Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đại cương

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1.    Định nghĩa
-    Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi viêm đường dẫn khí mạn tính
-    Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện của bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như
khò khè, khó thở, nặng ngực và ho
-    Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, đi cùng với sự dao
động của giới hạn dòng khí thở ra.
1.2.    Mức độ nghiêm trọng của hen phế quản
Có khoảng 300 triệu người bệnh trên toàn cầu, lưu hành độ tăng 20-50% mỗi 10 năm. Mỗi thập niên có trung bình 1 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được. Nghiên cứu tại nhiều quốc gia cho thấy tỉ lệ hen ở người cao tuổi dao động từ 4,5 -9% tùy từng tác giả.
1.3.    Các yếu tố gây bệnh hen phế quản
-    Cơ địa : Do gene, béo phì, nam giới <14 tuổi dễ bị hen hơn nữ
-    Môi trường:
•    Các dị nguyên (nấm mốc, mạt nhà, lông chó mèo, gián)
•    Tác nhân trong nghề nghiệp: Đã định danh hơn 300 chất
•    Khối thuốc lá
•    Ô nhiễm không khí
•    Nhiễm trùng hô hấp
•    Chế độ ăn uống
1.4.    Các yếu tố khởi phát cơn hen phế quản
Các yếu tố môi trường gây bệnh hen nêu trên cũng là các yếu tố khởi phát cơn hen.
Ngoài ra, vận động, thay đổi thời tiết, thức ăn, phụ gia, thuốc men, căng thẳng, kinh nguyệt, bệnh đồng mắc cũng là các yếu tố khởi phát cơn hen.
1.5.    Khi nào nghĩ đến hen phế quản?
1.    Những đợt khò khè tái đi tái lại
2.    Ho từng cơn về đêm
3.    Thức giấc ban đêm vì ho, khó thở
4.    Ho, khò khè, nặng ngực sau khi tiếp xúc với dị nguyên hay chất gây ô nhiễm
5.    Cảm lạnh nhập vào phổi hoặc kéo dài hơn 10 ngày
6.    Ho, khò khè, khó thở sau vận động
7.    Có triệu chứng hen vào một mùa nhất định trong năm
8.    Dùng thuốc hen thì giảm triệu chứng
Nếu có 1 trong 8 yếu tố trên thì nên nghĩ đến hen suyễn
1.6.    Chẩn đoán hen phế quản
-    Kết hợp bệnh sử lâm sàng, XQuang và thăm dò chức năng hô hấp. Tốt nhất là hô hấp ký có thử thuốc dãn phế quản (Test phục hồi phế quản dương tính). 
-    Điển hình là người bệnh có bệnh sử ho, khò khè, khó thở tái đi tái lại.
-    Tiền căn dị ứng: chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng.
-    Gia đình có người bị hen suyễn.
-    Lâm sàng có ran rít lan tỏa 2 phế trường.
-    Hô hấp ký có hội chứng tắc nghẽn, PEF và/hoặc FEV1 < giới hạn dưới và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản.
-    Lưu ý khi người bệnh suyễn ở ngoài cơn tất cả các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng đều bình thường
 

  • Đại cương
  • Phân loại hen phế quản
  • Điều trị hen phế quản tại tuyến y tế cơ sở
  • Xử trí cơn hen ở tuyến y tế cơ sở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phác đồ xử trí loạn tâm thần do rượu, các chất dạng thuốc phiện và ma túy tổng hợp

    phác đồ BV Tâm Thần - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    quan niệm mới về điều trị nghiện ma túy ở việt nam

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    bệnh án điện tử và ứng dụng trong y học gia đình

    nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    người chăm sóc tại nhà
    Chẩn đoán phân biệt
    Các nghiên cứu về điều trị đau cổ do căng cơ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space