Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Xử trí cơn hen ở tuyến y tế cơ sở

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Có 3 bước cần làm:
-    Đánh giá mức độ nặng của cơn hen;
-    Xử trí ban đầu;
-    Đánh giá kết quả xử trí và hướng tiếp theo.
 
4.1.    Đánh giá mức độ nặng của cơn hen: theo bảng sau

Dấu hiệu

Cơn nhẹ

Cơn trung bình

Cơn nặng

 

Khó thở

 

Nhẹ (nằm được)

 

Vừa (tăng khi nằm)

Nhiều (không nằm được)

Nói

Bình thường

Từng câu

Từng từ

Tần số thở

Chậm

Chậm

>30 lần/ph

 

Co kéo lõm ức

 

Ít

 

Ít

 

Nhiều

Ran rít

Ít (cuối kỳ thở ra)

Nhiều

Nhiều

Tần số tim

<100

100-120

>120

Xử trí ban đầu

Kích thích bê ta 2

dạng hít, có thể lặp lại 3 giờ/lần

Kích thích bê ta 2

dạng    hít    và    cân

nhắc corticoid

Kích thích bê ta

2    dạng    hít    và thêm corticoid

4.2.    Xử trí ban đầu
4.2.1.    Cơ số thuốc cần có:
-    Thuốc kích thích bê ta 2: Ở tuyến xã nên dùng salbutamol (Ventolin) dạng xịt hoặc dạng khí dung, salbutamol viên uống 4mg.
-    Prednisolon viên 5mg, mazipredone (Depersolon) ống tiêm 30mg và methylprednisolone ống tiêm 40mg (Tất cả đều có trong Danh mục thuốc dành cho tuyến xã).
4.2.2.    Phác đồ xử trí:
-    Salbutamol: Là thuốc đầu tay
•    Salbutamol dạng xịt: xịt họng 2 nhát liên tiếp (xịt khi người bệnh hít vào). Sau 20 phút nếu chưa đỡ, xịt thêm 2 – 4 nhát nữa. Trong vòng 1 giờ đầu có thể xịt thêm 2-3 lần nữa (mỗi lần 2-4 nhát).
•    Ở nơi có máy khí dung, có thể làm khí dung Ventolin 5mg thay cho thuốc dạng xịt.
•    Nếu không có thuốc dạng xịt, dùng dạng uống: Salbutamol 4mg uống 1 viên, sau 2 giờ có thể uống viên thứ 2 (liều trung bình 4 viên/ngày chia 4 lần)
-    Corticoid: Nếu dùng thuốc giãn phế quản tình trạng khó thở vẫn không đỡ, hoặc với cơn hen nặng, dùng thêm corticoid đường toàn thân:
•    Mazipredone (Depersolon) 30 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch, hoặc + Methylprednisolon (Solu-Medrol) 40 mg x 1 -2 ống tiêm tĩnh mạch.
•    Lưu ý: Khi dùng aminophylline (Diaphyllin) tiêm tĩnh mạch để điều trị cơn hen
phế quản, cần chú ý:
    Chỉ dùng khi không có thuốc kích thích bê ta 2.
 
    Tiêm chậm trong ít nhất 5 phút
    Không dùng khi người bệnh đã dùng theophylline đường uống trước đó
•    Không cần dùng kháng sinh cho người bệnh hen, nếu không có nhiễm trùng phối hợp (biểu hiện bằng sốt, ho có đờm đục...)
4.3.    Hướng giải quyết tiếp:
Bảng đánh giá đáp ứng điều trị ban đầu cơn hen ở tuyến xã:

 

Tốt

 

Trung bình

 

Kém

 

Hết các triệu chứng sau

 

Triệu chứng giảm nhưng

 

Triệu chứng tồn tại dai

khi dùng thuốc kích thích

xuất hiện trở lại <3 giờ

dẳng hoặc nặng lên mặc

bê ta và hiệu quả kéo dài

sau khi dùng thuốc kích

dù đã dùng thuốc kích

trong 4 giờ

thích bê ta 2 ban đầu

thích bê ta 2

 

Xử trí tiếp

Dùng thuốc kích thích bêta 2 cứ 3-4 giờ/lần trong 1-2 ngày

Xử trí tiếp

Thêm corticoid viên

Tiếp  tục  dùng  thuốc

kích thích bê ta 2

Xử trí tiếp

Thêm     corticoid    viên

hoặc tiêm, truyền

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa

để được theo dõi.

 

Chuyển viện

Khí dung thuốc kích thích bê ta 2 và gọi xe cấp cứu chuyển viện.

Lưu ý: Nếu là cơn hen nặng, nên chuyển viện ngay sau khi dùng thuốc xử trí ban đầu, không chờ đánh giá đáp ứng điều trị.

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Phân loại hen phế quản
  • Điều trị hen phế quản tại tuyến y tế cơ sở
  • Xử trí cơn hen ở tuyến y tế cơ sở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phòng bệnh

    5186/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dát mạch máu (tache vasculaire)

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    vi khuẩn niệu không triệu chứng ở người lớn - U98

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    nghiên cứu theo dõi dọc
    Đau khớp gối
    các tình huống đào tạo BADT
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space