Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 3

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN:

Để xác định các vấn đề sức khỏe của Bệnh nhân này phải tiếp cận một cách toàn diện:

1.Sinh học:  

+ Bệnh nhân đang sống với di chứng của đợt TBMMN trước đây (xuất huyết bán cầu não Trái cách 1 năm)

+ Có bệnh nền là tăng huyết áp ( có lẽ đây là nguyên nhân gây tai biến cho bệnh nhân)

+ Có dấu hiệu thiếu máu – dinh dưỡng kém ở lần khám này

+ Nguy cơ bị viêm phổi hít hoặc dị vật thức ăn đường thở cao do không đồng bộ giữa ăn và nuốt (thỉnh thoảng bị săc thức ăn, liệt khẩu cái mềm, lưỡi bị đẩy lệch sang trái ) hậu quả của TBMMN

+ Hay cáu gắt, nghe kém , không hợp tác tốt là diễn tiến tâm sinh lý bình thường của tuổi già kèm với hậu quả của TBMMN.

2.Tâm lý:

+ Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm lý của người cao tuổi :cáu gắt, căng thẳng, giao tiếp khó khăn ... đó cũng có thể là hậu quả của TBMMN, hoặc stress trong cuộc sống của người bệnh , 

+ Lo lắng, bi quan bệnh tình, mất ngủ, sinh hoạt bất tiện, càng tác động nhiều hơn đến tâm lý ngừơi bệnh

+ Tâm lý là người thừa của xã hội, là gánh nặng cho gia đình

3.Gia đình và Xã hội:

+ Không quen với việc chăm sóc bệnh nhân yếu liệt

+Sinh hoạt của người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân vì vậy làm ảnh hưởng đến công việc và thời gian của mọi người trong gia đình .

 + Khó khăn trong việc chăm sóc, cho ăn uống và dùng thuốc ỏ người bệnh yếu liệt hay cáu gắt, nghe kém.

 

CAN THIỆP ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN

Bệnh nhân có nhiều vấn đề sức khỏe, do đó cần có kế hoạch điều trị chăm sóc toàn diện, liên tục và suốt đời.Đồng thời phải huy động và điều phối nhiều nguồn lực, nhân lực từ mạng lưới y tế, gia đình, cộng đồng

1.Sinh học: Di chứng TBMMN + THA + td thiếu máu – dinh dưỡng kém+ rối loạn tâm lý ở người già

+ Di chứng TBMMN: tiếp tục điều trị tiếp theo hướng dẫn của chuyên khoa nội thần kinh bệnh lý TBMMN, phối hợp với nhân viên vật lý trị liệu để tập VLTL cho bệnh nhân nhằm giảm bớt di chứng do TBMMN, hạn chế teo cơ , tăng trương lực cơ, tránh loét do nằm ngồi lâu.

+ Tăng huyết áp: tiếp tục điều trị  giữ HA ổn định nhằm tránh những cơn tai biến có thể xảy ra ,tầm soát các biến chứng của cao huyết áp : suy tim, thiếu máu cơ tim,suy thận,bệnh lý võng mạc... để điều trị kịp thời.

+ Tầm soát các bệnh mạn tính khác như:tiểu đường, loãng xương ...

+ Dinh dưỡng kém và hậu quả là thiếu máu: xem xét lại khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân từ đó có lời khuyên thích hợp về dinh dưỡng cho gia đình và người trực tiếp chăm sóc, có thể tham vấn thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. ăn uống đủ chất, ăn nhiều cử trong ngày.Tuy vậy cũng cần tầm soát thêm các nguyên nhân gây thiếu máu khác như: thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin B12, bệnh máu ác tính.

+ Nghe kém dẫn đến không trả lời tốt: cần cho bệnh nhân đi khám TMH để phát hiện bệnh lý về tai , từ đó có thể dùng thêm máy trợ thính cho bệnh nhân.

+ Cần uống thêm sữa có chứa nhiều calci để hạn chế thêm tình trạng loãng xương do tuổi tác và do ít vận động.

+ Khó ngủ : dùng thêm Magie B6 và thuốc ngủ thảo dược ( rutunda)

2.Tâm lý:

+Chú ý đến tâm sinh lý của người cao tuổi có bệnh lý mãn tính để thấu hiểu và thông cảm : cần nhẹ nhàng nói chuyện, khuyến khích động viên tinh thần, an ủi, tâm sự. Tránh những lời nói xúc phạm , thô lỗ, những biểu hiện không tốt, cử chỉ hắt hũi.

+ Quan tâm đến yếu tố tinh thần, tình cảm, cảm xúc của bệnh nhân: nỗi lo lắng, buồn phiền, cảm thấy cô đơn, bất lực , xa lánh mọi người

+ Hàng tuần cần đẩy xe đưa bệnh nhân ra công viên tiếp xúc với thiên nhiên và giao tiếp với nhiều người để tinh thần bệnh nhân được thoải mái hơn. 

+ Bệnh nhân cần được thăm hỏi , động viên thường xuyên của anh em , bạn bè, con cháu và các tổ chức xã hội, 

+ Tìm người phụ giúp biết đồng cảm , chia sẽ và quan tâm đến bệnh nhân .

3.Gia đình và Xã hội:

+ Cần quan tâm , tôn trọng bệnh nhân, tạo không khí vui vẻ, ấm áp trong gia đình, ân cần thăm hỏi bệnh nhân.

+ Dự phòng cho gia đình;cung cấp các thông tin về bệnh cao huyết áp, TBMMN : nguy cơ, biểu hiện và cách phòng ngừa. Khuyến khích những người lớn trong gia đình nên chủ động tầm soát các bệnh này.

 

LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU PHỐI MẠNG LƯỚI HỖ TRỢ CHĂM SÓC

 

1/ Điều phối điều dưỡng: đến tiêm chích hoặc cho uống thuốc tại nhà, hướng dẫn ,giúp đỡ việc ăn uống, theo dõi chế độ ăn...

 2/ Phối hợp với dược sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp cho bệnh nhân  tùy từng giai đoạn bệnh lý (dạng thuốc, đường dùng)

3/ Phối hợp với nhân viên vật lý trị liệu để tập vât lý trị liệu cho bệnh nhân

     4/ Phối hợp với lương y để châm cứu phục hồi vận động.

5/ Tham vấn chuyên khoa dinh dưỡng để tư vấn, xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân này ( TBMMN, thiếu máu, cao huyết áp)

6/ Xin ý kiến chuyên khoa khi bệnh nhân không ổn định : nêu tóm tắt tình hình: tiền sử, bệnh sử, các xét nghiệm đã làm  qua thư liên lạc hoặc  điện thoại, email.

7/ Phối hợp với hội phụ nữ, ủy ban nhân dân phường cùng tham gia chăm sóc , động viên bệnh nhân .

8/ Tham khảo BS CK nội thần kinh: thời điểm gởi BN tái khám

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    quản lý chất lượng

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên tắc

    5185/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý học gia đình

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tác giả trả lời
    Điều trị
    Nhược điểm
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space