Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị đau

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

2.5.1.    Các nguyên lí chung
-    Đường dùng: đường uống được ưu tiên sử dụng hơn nếu người bệnh không thể uống được hoặc khi đau quá nặng thì đường tiêm cho tác dụng nhanh là cần thiết.
-    Mỗi người bệnh có liều thuốc giảm đau khác nhau, liều đúng là liều đủ để khống chế cơn đau.
-    Theo dõi sát đáp ứng của điều trị để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất và giảm đến mức thấp nhất các tác dụng phụ.
 
Sử dụng thang giảm đau 3 bậc của Tổ chức Y tế Thế giới
-    Đau nhẹ: sử dụng các thuốc giảm đau không phải opioid, có thể dùng thêm các thuốc hỗ trợ giảm đau.
-    Đau trung bình: sử dụng các opioid yếu kèm theo hoặc không kèm theo thuốc không phải opioid, cân nhắc các thuốc hỗ trợ giảm đau nếu đau do thần kinh.
-    Đau nặng: sử dụng các opioid mạnh kèm theo hoặc không kèm theo thuốc không phải opioid, cân nhắc các thuốc hỗ trợ giảm đau nếu đau do thần kinh.

 

Đau nặng hoặc đau dai dẳng/tăng lên

Opioid mạnh

+/- thuốc không opioid

+/- thuốc hỗ trợ

 

 

Đau trung bình hoặc đau dai dẳng/tăng lên

Opioid nhẹ

+/- thuốc không opioid

+/- thuốc hỗ trợ

Đau nhẹ

Thuốc không opioid (acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không phải steroid)

+/- thuốc hỗ trợ (gabapentin, chống trầm cảm 3 vòng)

Hình 2. Thang giảm đau 3 bậc của Tổ chức Y tế Thế giới
Liều lượng:
-    Liều đều đặn theo giờ: dùng thuốc giảm đau thường xuyên, đều đặn theo giờ, theo từng khoảng thời gian cố định , liều tiếp theo phải dùng trước khi liều trước hết tác dụng.
-    Liều đột xuất: là liều bổ xung vào liều thường xuyên để khống chế các cơn đau đột xuất (hay còn gọi là liều cứu hộ). Liều này thường tính bằng 10% tổng liều opioid trong vòng 24 giờ qua.
2.5.2.    Giới thiệu về các thuốc giảm đau chính trong thang giảm đau 3 bậc của
TCYTTG
+ Đau nhẹ (thuốc giảm đau bậc 1): Thang điểm bắt đầu với acetaminophen, thuốc chống viêm không phải steroid và các thuốc hỗ trợ.
Acetaminophen (Paracetamol): Liều dùng: 500-1000mg mỗi 6 giờ. Liều dùng tối đa hàng ngày: 4000mg. Giảm liều ở người bệnh có bệnh gan: 2000mg/ngày
-    Tác dụng phụ: nhiễm độc gan nếu dùng qua liều. Không sử dụng cho người nghiện rượu.
-    Có thể phối hợp với các thuốc chống viêm không phải steroid (Ibuprofen,
diclofenac).
-    Các thuốc hỗ trợ (thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chống co giật, corticosteroid và các thuốc giãn cơ).
 
-    Đau thần kinh: Amitriptyline
Gabapentin
Corticosteroid (Prednisolone, dexamethasone)
-    Đau xương:    Thuốc không opioid
Corticosteroid (không sử dụng cựng với opioid) Biphosphonate nếu sẵn có
-        Đau cơ: Các thuốc kháng cholinergic (dùng trong các co thắt cơ đường tiêu hoá nhẹ): scopolamin butylbromide.
Cácc thuốc giãn cơ: Diazepam
+ Đau trung bình (thuốc giảm đau bậc 2)
-    Các opioid yếu: Codein: liều dùng bắt đầu 30-60mg mỗi 3-4 giờ, liều tối đa 360mg/ngày. Có thể dùng phối hợp với thuốc không opioid và các thuốc phụ trợ
+ Đau nặng (thuốc giảm đau bậc 3)
-    Opioid mạnh: Morphin sulfate
Liều uống: bắt đầu với 5mg, đánh giá lại sau 60 phút. Nếu đau còn nặng, gấp đôi liều hàng giờ. Sau khi một liều có tác dụng được tìm ra cho thuốc đều đặn 4 giờ 1 lần. Có thể tăng liều 50-100% sau mỗi ngày nếu đau trơ dai dẳng.
Liều tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da: bắt đầu với 2-5mg tiêm tĩnh. Nếu đau nặng, gấp đôi liều 20 phút một lần nếu như liều đầu tiên không có tác dụng. Khi liều có hiệu quả đó đạt được, cho thuốc đều đặn 3-4 giờ một lần.
-    Miếng dán da chứa Fentanyl
-    Chú ý: sử dụng thuốc chống táo bón ngay khi sử dụng các thuốc opioid
2.5.3.    Ngừng điều trị opioid
-    Liệu pháp điều trị opioid nên được dừng lại khi đau của người bệnh đó được giải quyết, hoặc khi người bệnh người bệnh liên tục phá vì hợp đồng opioid (nếu thích đáng).
-    Khi liệu pháp opioid kéo dài trong 2 tuần hoặc lâu hơn bị ngừng lại, sự chăm sóc nên được thực hiện để tránh gây ra hội chứng cai opioid. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai opioid bao gồm sốt, rét run, vã mồ hụi, buồn nôn, nôn, đau bụng, chuột rút, ỉa chảy, đau cơ, mất ngủ, chảy nước mũi, tăng huyết áp,...
-    Để tránh hội chứng này, liều của opioid nên được giảm chậm dần qua 2-3 tuần. Khi các triệu chứng xuất hiện, họ có thể được điều trị bằng liều opioid hơi cao hơn so với liều trước đó.
2.5.4.    Một số khái niệm quan trọng trong điều trị đau
•    Liều thường xuyên theo giờ: đối với đau mạn tính vừa hoặc nặng thì thuốc giảm đau nên được sử dụng đều đặn vào những khoảng thời gian nhất định hoặc ‘suốt ngày đêm’. Điều này cho phép liều tiếp theo được dùng trước khi hiệu quả của liều trước biến mất dần.
•    Dược động học: nghiên cứu sự chuyển hóa và hoạt động của các thuốc; cụ thể là thời gian yêu cầu cho việc hấp thu, khoảng thời gian hoạt động, phân phối trong cơ thể và phương pháp bài tiết
 
•    Cơn đau/đau đột xuất: là một cơn đau với cường độ trung bình hoặc mạnh thoáng qua, xảy ra trên nền của một cơn đau khác đã được kiểm soát.
•    Sự dung nạp opioid: là hiện tượng khi một liều cố định của thuốc tạo ra sự giảm bớt tác dụng vì thế một sự tăng liều được yêu cầu để duy trì hiệu quả giảm đau bền vững. Sự dung nạp xảy ra ở tất cả các liệu pháp opioid mạn tính và không phải là bệnh lý tác dụng giảm đau của nó.
•    Sự dung nạp chéo không hoàn toàn: Do cấu trúc phân tử khác nhau của mỗi opioid, những người bệnh khi chuyển từ một opioid sang một opioid khác thì sự dung nạp đối với opioid mới kém hơn so với opioid đầu tiên. Vì vậy, liều của thuốc mới nên thấp hơn 25-33% so với liều giảm đau tương đương được tính toán
•    Sự phụ thuộc về thể chất vào opioid: là tình trạng các triệu chứng cai nghiện xảy ra khi một người bệnh đột ngột dừng sử dụng opioid hoặc khi các hiệu quả của một opioid ngược lại với một chất đối kháng opioid. Sự phụ thuộc về thể chất đối với opioid xảy ra ở tất cả các liệu pháp dùng opioid kéo dài và không phải là bệnh lý.
•    Sự phụ thuộc tâm lý vào opioid hay nghiện opioid: là một sự rối loạn đặc trưng bởi sự bắt buộc phải sử dụng một thuốc dẫn đến rối loạn chức năng thực thể, tâm lý và/hoặc xã hội của người sử dụng và bởi sự tiếp tục sử dụng bất chấp sự rối loạn chức năng này.
•    Giả nghiện: là hành vi tìm kiếm thuốc do điều trị đau không đầy đủ của các thầy thuốc và chấm dứt khi đau được điều trị thỏa đáng. Cần phải phân biệt với nghiện thật ở những hành vi tìm kiếm thuốc tiếp tục mặc dù đã được điều trị đau thỏa đáng.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Khái niệm đau
  • Phân loại đau
  • Nguyên nhân đau
  • Đánh giá đau
  • Điều trị đau
  • Đánh giá và điều trị các triệu chứng khác
  • Hỗ trợ tâm lý xã hội
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán

    1572/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Theo dõi và quản lý

    5185/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    DIHYDROERGOTAMIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các yếu tố thúc đẩy và làm triệu chứng trầm trọng
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space