Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 1

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

Các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân

1.Sinh học: -  Ung thư gan giai đoạn cuối đang điều trị tại nhà,

-Đau tức vùng hạ sườn phải, 

-Mất ngủ do đau 

-Không có dấu hiệu biến chứng cấp của ung thư gan

2.Tâm lý: -    Muốn được giảm đau ngay, 

-Thích chụp CT để kiểm tra khối u gan

  Bệnh nhân này cần thực hiện các can thiệp sau:

1.Khám tổng quát: chú ý khám kỹ vùng bụng , vùng gan., tìm các biến chứng có hay không( vỡ khối u, xuất huyết trong u, u chèn ép gây tắc ruột...), di căn...

2.Làm một số xét nghiệm để kiểm tra,đánh giá như: công thức máu,đường huyết , chức năng gan thận, X quang phổi, siêu âm bụng.

3.Giải thích cho bệnh nhân hiểu không cần chụp CT scan bụng vì CT trong giai đoạn này không giúp gì thêm cho điều trị mà bệnh nhân còn bị thêm tác hại của nhiễm tia X càng làm khối u bị kích thích và phát triển nhanh hơn. Siêu âm bụng giúp đánh giá tốt nhất tình trạng của u gan

4.Động viên bệnh nhân nên chấp nhận và sống chung với bệnh ung thư gan trong giai đoạn này, điều đó sẽ làm bệnh nhân thanh thản hơn, 

- Giải thích cho bệnh nhân hiểu đau cũng là một giai đoạn diễn tiến bình thường của ung thư gan giai đoạn cuối.

- Khuyên bệnh nhân vẫn nên tập thể dục đều đặn (nếu có thể), không rượu bia thuốc lá để không làm hại thêm cho lá gan , 

5.Khuyến khích bệnh nhân tập Thiền để tinh thần được thoải mái, đọc sách nhà Phật để tìm sự bình yên trong tâm hồn . Khuyên bệnh nhân nên gọi điện thăm hỏi mọi người để tinh thần vui vẻ và ít có thời gian lo nghĩ đến bệnh tật.

6.Hỗ trợ về tâm lý và xã hội cho bệnh nhân và người nhà , Giúp người bệnh sống càng tích cực càng tốt ,Giúp  bệnh nhân tiếp cận và luôn tuân thủ các điều trị bệnh đặc hiệu .

7.Giúp người bệnh sẵn sàng chuẩn bị cho cái chết – Giúp gia đình người bệnh đương đầu với tình trạng bệnh tật và cái chết của người thân.

8.Giải thích kết quả từng xét nghiệm cho bệnh nhân: và kết luận bệnh vẫn trong tầm kiểm soát để bệnh nhân an tâm và tuân thủ điều trị

9.Điều trị giảm đau; cần phải

-Đánh giá mức độ đau , trình tự thời gian , vị trí đau, đặc điểm cơn đau, 

-Các yếu tố nào làm cho đau đỡ hơn hoặc nặng lên? 

- Những điều trị trước đây.

Cấp toa thuốc về 1 tuần : gồm thuốc giảm đau , an thần thảo dược, thuốc hỗ trợ

Thuốc giảm đau:( không dùng paracetamol)

-Ibuprofen 400 mg, uống 2-3 lần , lần 1 viên ( sau ăn no)

-Codein terfin: uống 3 lần , lần 1 viên

-Nếu vẫn chưa giảm đau nhiều: có thể dùng thêm Morphin Tiêm dưới da

Thuốc bảo vệ dạ dày:

-Omeprazol 20 mg, uống 2 lần , lần 1 viên ( khi bụng đói)

Thuốc an thần: 

-Stilux 60 mg uống 2 lần , mỗi lần 1 viên ( an thần thảo dược) giúp giấc ngủ tốt hơn

Thuốc trợ lực:

-Centrum  uống 2 lần , mỗi lần 1 viên

10.Hẹn tái khám sau 1 tuần

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm kết mạc - giác mạc

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chuẩn bị trước thăm khám

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block phân nhánh trái sau (ECG Ví dụ)
    Đặt vấn đề
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space