Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Suy sinh dục nam

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

  1. Định nghĩa

Suy sinh dục nam giới là một hội chứng lâm sàng do tinh hoàn không sản sinh ra đủ testosterone (suy giảm testosterone) và lượng tinh trùng bình thường. Nguyên nhân do rối loạn một trong các thành phần của trục nội tiết dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục.

Phân loại suy sinh dục nam:

+ Suy sinh dục tiên phát: Rối loạn trục nội tiết dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục ở tinh hoàn, ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh và làm tăng nồng độ gonadotropin.

+ Suy sinh dục thứ phát: Rối loạn trục nội tiết dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục ở mức độ trung ương (tuyến dưới đồi, tuyến yên), nồng độ gonadotropin thấp dưới mức bình thường.

  1. Nguyên nhân

2.1. Tại tinh hoàn

2.1.1. Bị cắt tinh hoàn trong một số trường hợp bệnh lý hay chấn thương.

2.1.2. Chấn thương: dập nát dẫn đến xơ hóa hoàn toàn tinh hoàn.

2.1.3. Viêm mạn tính dẫn đến xơ teo tinh hoàn.

2.1.4. Teo tinh hoàn do tinh hoàn không ở bìu mà lạc chỗ sang vị trí khác như: ở trên nếp mu, ở trong ổ bụng, ở ống bẹn.

2.1.5. Một số người mắc một số bệnh như ung thư tuyến tiền liệt phải dùng nhiều loại thuốc điều trị nội tiết kháng androgen.

2.2. Ngoài tinh hoàn

- Các bệnh rối loạn về gen gây loạn sản tinh hoàn như các hội chứng: Hội chứng Klinefelter (47, XXY), Hội chứng Turner (45, X), Hội chứng Turner với X chromatin dương tính, Hội chứng Turner với X chromatin âm tính.

- Các bệnh lý về rối loạn men sinh học.

- Bệnh suy tuyến yên (bẩm sinh hay mắc phải) gây suy giảm các hormone LH và FSH.

  1. Phân tuyến kỹ thuật: theo danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
  2. Chẩn đoán

4.1. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng

- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, khó đạt được khoái cảm tình dục, giảm cương dương vật tự phát (dạ cương), …

- Khám thực thể: tinh hoàn teo nhỏ, tinh hoàn không có ở bìu (sờ thấy tinh hoàn trong ống bẹn hoặc không sờ thấy hoàn toàn tinh hoàn ở trong bìu).

- Các triệu chứng nghĩ tới suy giảm nội tiết tố nam giới:

+ Sự phát triển cơ quan sinh dục không bình thường, tinh hoàn nhỏ, tinh hoàn ẩn, không có tinh trùng.

+ Giảm ham muốn tình dục và hoạt động tình dục, giảm cương dương vật tự phát (dạ cương).

+ Khó chịu ở ngực, vú to; ít lông ở nách, lông mu.

+ Giảm chiều cao cơ thể, xương dễ gãy, tỷ trọng khoáng xương thấp; giảm khối cơ và lực cơ.

- Các triệu chứng khác ít đặc hiệu hơn của suy giảm nội tiết tố nam giới:

+ Tính tích cực, năng lượng sống, sự tự tin giảm; cảm giác buồn, trầm cảm; mất tập trung và giảm trí nhớ; rối loạn giấc ngủ; giảm khả năng làm việc.

+ Thiếu máu nhẹ; lượng mỡ cơ thể tăng, BMI tăng,...

4.2. Các triệu chứng cận lâm sàng

4.2.1. Định lượng cả 5 hormon: LH, FSH, prolactin, estradiol, testosterone để tìm các rối loạn về nội tiết tố sinh sản

- Xét nghiệm thấy testosterone máu giảm.

- Nếu testosterone máu giảm, kết hợp với LH, FSH giảm: bệnh nhân bị suy sinh dục thứ phát.

- Nếu testosterone máu giảm, kết hợp với LH, FSH tăng: bệnh nhân bị suy sinh dục tiên phát.

4.2.1. Các xét nghiệm về nhiễm sắc thể và gen

- Nhiễm sắc thể XY.

- Vật thể Barr.

- Phản ứng di truyền TDF để tìm dấu vết của gen hình thành tạo tinh hoàn.

4.2.3. Chẩn đoán hình ảnh để tìm hình ảnh tinh hoàn và các bộ phận của nam giới.

- Siêu âm.

- Chụp cắt lớp vi tính vùng tiểu khung.

- Nhấp nháy đồ.

- Nội soi thăm dò bụng

4.2.4. Các xét nghiệm khác:

- Tinh dịch đồ.

- Chụp cộng hưởng từ vùng tuyến yên.

- Test kích thích hCG,…

  1. Điều trị

Mục đích của điều trị là cải thiện chức năng tình dục, hành vi và chất lượng cuộc sống; tạo ra và duy trì các đặc tính sinh dục thứ phát; cải thiện khả năng có con,…

5.1. Bổ sung LH, FSH dưới dạng thuốc tiêm (dùng GnRH, gonadotropin).

Điều trị GnRH hoặc gonadotropin chỉ hiệu quả trong trường hợp suy sinh dục thứ phát. Vì vậy, cần khẳng định chẩn đoán chắc chắn trước khi cân nhắc điều trị.

Mặc dù các yếu tố này có thể được sử dụng để gây dậy thì ở những trẻ nam và để điều trị suy giảm androgen trong suy sinh dục thứ phát, mục đích sử dụng chính vẫn là khởi tạo và duy trì khả năng sinh tinh ở người suy sinh dục nam có nguyện vọng sinh con.

Chống chỉ định dùng cho những nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú hoặc u prolactin chưa được điều trị.

Pregnyl 1500 IU, 5000 IU, 10000 IU/ ống (tiêm bắp). Liều lượng tùy theo lứa tuổi.

Bồi phụ nội tiết tố FSH dưới dạng thuốc tiêm: Menogon (75UI), Puregon (50UI), IVF- M (75UI),...

5.2. Testosterone

Có các dạng bổ sung testosterone như trình bày trong phần Mãn dục nam. Lưu ý rằng nếu bệnh nhân đang có nhu cầu sinh sản thì nên dùng dạng chuyển hóa của testosterone như dihydrotestosterone (mesterolone); còn nếu bệnh nhân không có nhu cầu sinh sản thì có thể dùng testosterone.

Mesterolone có hai dạng uống hoặc tiêm. Với dạng uống: 25mg/viên, 2-4 viên/ngày.

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ATENOLOL

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    3127/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tư vấn

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán xuất huyết não : cận lâm sàng
    Bệnh tay chân miệng
    Tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space