Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh với các bệnh lý cụ thể

(Tham khảo chính: 183/QĐ-BYT )

5.1. Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư

5.1.1. Nguyên tắc

- Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ toàn diện nên được thực hiện tại thời điểm chẩn đoán ung thư.

- Chăm sóc giảm nhẹ không phải là một điều trị thay thế cho điều trị ung thư. Thay vào đó, chăm sóc giảm nhẹ và điều trị ung thư nên được lồng ghép và cung cấp đồng thời (xem ).

- Chăm sóc giảm nhẹ có thể cải thiện sự tuân thủ và hoàn thiện điều trị ung thư bằng cách làm giảm các tác dụng không mong muốn của điều trị và cung cấp các hỗ trợ tâm lý xã hội cần thiết.

- Điều trị ung thư có thể làm giảm các triệu chứng như đau và khó thở.

- Nếu điều trị ung thư không còn có lợi, hoặc có hại hơn là có lợi, hoặc người bệnh không còn mong muốn, chăm sóc giảm nhẹ có thể trở thành hình thức chăm sóc có lợi duy nhất.

- Khi người bệnh về nhà hr bệnh viện ở giai đoạn cuối đời, nên sắp xếp để người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.

- Suy mòn thường gặp ở người bệnh ung thư giai đoạn cuối do trạng thái dị hóa. Do đó dinh dưỡng nhân tạo thường không mang lại lợi ích và có thể làm trầm trọng thêm sự đau khổ do làm tăng tình trạng báng bụng, tràn dịch màng phổi, phù ngoại biên hoặc tăng tiết dịch đường hô hấp.

5.1.2. Chăm sóc giảm nhẹ và hóa trị ung thư

- Tác dụng không mong muốn thường gặp của hóa trị độc tế bào bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, viêm niêm mạc (đau miệng), mệt mỏi và bệnh thần kinh ngoại biên. Nên được xử lý như trong Phần IIIPhần IV.

- Liệu pháp miễn dịch với các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch có thể dẫn đến các phản ứng tự miễn cấp tính hoặc mạn tính, có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng sau khi điều trị. Các hội chứng cụ thể bao gồm:

+ Các tác dụng không mong muốn liên quan đến miễn dịch phổ biến nhất là viêm phổi mô kẽ (gây khó thở và đôi khi suy hô hấp đe dọa tính mạng), viêm đại tràng (gây đau bụng và tiêu chảy) và viêm gan.

+ Các tác dụng ngoại ý hên quan đến miễn dịch khác có thể bao gồm: bệnh lý nội tiết, viêm cơ tim, viêm thận mô kẽ, thiếu máu/giảm bạch cầu trung tính/giảm tiểu cầu, viêm khớp, viêm da, bệnh dây thần kinh và viêm màng bồ đào.

+ Các tác dụng không mong muốn liên quan đến miễn dịch thường đáp ứng nhanh với liệu pháp corticoid. Tuy nhiên, liệu pháp corticoid cũng làm giảm hoặc phá hủy tác dụng chống ung thư của liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Do đó, thường phải đưa ra các quyết định khó khăn để cân bằng giữa sự thoải mái và an toàn ngay lập tức của người bệnh so với các lợi ích của phản ứng miễn dịch mạnh chống ung thư.

5.1.3. Chăm sóc giảm nhẹ và xạ trị

- Xạ trị có thể vừa làm giảm và vừa gây ra một loạt các triệu chứng.

- Giảm triệu chứng: Xạ trị là phương thức điều trị giảm nhẹ rất quan trọng vì hiệu quả trong điều trị đau do di căn xương, khó thở do tắc nghẽn đường thở do ung thư và các triệu chứng khác liên quan đến ung thư.

- Gây ra triệu chứng: Xạ trị có thể gây viêm ở bất kỳ mô nào và do đó dẫn đến viêm da có triệu chứng, viêm phổi mô kẽ, viêm thực quản, viêm đại tràng, viêm trực tràng hoặc viêm bàng quang.

+ Corticoid tại chỗ hoặc toàn thân đôi khi làm giảm đau và các triệu chứng khác do viêm do xạ trị.

+ Điều trị các triệu chứng khác có thể được áp dụng như trong Phần IIIPhần IV.

5.1.4. Chăm sóc giảm nhẹ và phẫu thuật ung thư

Các phẫu thuật giảm nhẹ bao gồm:

- Tạo hậu môn nhân tạo từ đại tràng hoặc hồi tràng do tắc đại tràng do ung thư

- Cắt đoạn ruột non do tắc ruột non do ung thư

- Mở dạ dày, hỗng tràng ra da do tắc nghẽn đường ra dạ dày do ung thư

- Đặt stent môn vị cho tắc nghẽn đường ra dạ dày do ung thư

- Đặt stent thực quản cho tắc nghẽn do ung thư

- Đặt ống thông mở dạ dày ra da để dẫn lưu

- Đặt ống thông mở dạ dày hoặc hỗng tràng ra da để cho ăn

- Đoạn chi cho sarcoma xương gây đau

- Cắt bỏ các khối u gây ra dị dạng

- Đặt ống dẫn lưu màng phổi tạo hầm dưới da cho tràn dịch màng phổi có triệu chứng tái phát

- Đặt ống dẫn lưu màng bụng tạo hầm dưới da cho cổ trướng căng tái phát gây đau hoặc khó thở

- Giải áp tủy sống trong chèn ép tủy sống hoặc hội chứng chèn ép chùm đuôi ngựa

- Hủy đám rối tạng trong mổ cho các khối u ung thư tầng trên ổ bụng không thể cắt bỏ gây đau.

5.2. Chăm sóc giảm nhẹ cho người nhiễm HIV

5.2.1. Nguyên tắc

- Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ nên được thực hiện tại thời điểm chẩn đoán nhiễm HIV.

- Chăm sóc giảm nhẹ và điều trị kháng vi rút nên được lồng ghép và cung cấp đồng thời (xem ).

- Chăm sóc giảm nhẹ có thể cải thiện sự tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút bằng cách làm giảm tác dụng không mong muốn của điều trị và cung cấp các hỗ trợ tâm lý xã hội cần thiết.

- Liệu pháp điều trị thuốc kháng vi rút có thể ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng như đau do viêm thực quản gây ra bởi Candida và mệt mỏi.

5.2.2. Đau khổ về tâm lý và xã hội phổ biến ở những người nhiễm HIV vì một số lý do

- Nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị nhiều.

- Những người đã có các vấn đề xã hội từ trước như rối loạn sử dụng chất, nghèo đói hoặc bị cầm tù có nguy cơ cao bị nhiễm HIV.

5.2.3. Chăm sóc giảm nhẹ cho người nhiễm HIV nên bao gồm

- Giảm các triệu chứng nhiễm HIV và các tình trạng liên quan đến HIV.

- Giảm tác dụng không mong muốn của điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (xem phần Độc tính và xử trí độc tính của các thuốc ARV tại Hướng dẫn Điều Trị và Chăm Sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế).

- Tư vấn hỗ trợ thường xuyên, ngay cả đối với những người bệnh ổn định về mặt y tế khi điều trị kháng vi rút.

- Điều trị rối loạn sử dụng chất.

- Giúp đỡ để có được trợ giúp pháp lý, khi cần thiết.

- Các biện pháp phòng ngừa phổ quát bởi nhân viên y tế.

- Đào tạo về kiểm soát nhiễm trùng và giảm tác hại cho người bệnh và người chăm sóc, gia đình người bệnh.

- Hỗ trợ xã hội và kết nối các nguồn lực.

5.2.4. Kiểm soát nhiễm khuẩn khi chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS

a) Tổng quát

- Vi rút HIV có trong máu, các dịch có dính máu và hầu hết các chất dịch cơ thể bao gồm dịch tiết âm đạo, tinh dịch, dịch não tủy, dịch màng bụng, dịch màng khớp, nước ối.

- Vi rút HIV không có trong nước mắt, mồ hôi, nước tiểu, các dịch không có máu.

- Phải xem máu và các dịch cơ thể đều có khả năng lây truyền tác nhân gây bệnh HIV và viêm gan B và viêm gan C.

- Nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV cho người chăm sóc là rất thấp khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa phổ quát.

b) Các biện pháp phòng ngừa chung

Mục đích: giảm thiểu tiếp xúc với máu và dịch cơ thể.

Sử dụng hàng rào bảo vệ

- Mang găng tay, khẩu trang, áo choàng, bảo vệ mắt bất cứ khi nào tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm bệnh.

- Vệ sinh tay.

- Rửa tay với nước và xà phòng trong hơn 10 giây và lau khô bằng khăn dùng một lần.

- Sau đó sử dụng chất khử trùng tay bằng cồn ethyl 50-95% hoặc cồn isopropyl.

- Kiểm soát môi tnrờng.

- Làm sạch máu/chất lỏng có thể nhìn thấy bằng khăn và vứt bỏ.

- Khử trùng khu vực bằng các chất khử trùng ở mức độ trung gian như pha loãng 1: 100 (500 ppm) của hypochlorit.

Quản lý các vật sắc nhọn

- Không đậy nắp kim tiêm.

- Cẩn thận vứt bỏ vật sắc nhọn sau khi sử dụng.

- Sử dụng hộp đựng chống đâm thủng.

- Theo dõi hộp đựng đầy chua.

- Đảm bảo rằng có đủ số lượng hộp đựng có sẵn ở bất cứ nơi nào sử dụng vật sắc nhọn.

- Đốt cháy hộp đựng chứa vật sắc nhọn khi đầy.

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

- Khi quần áo hoặc ga trải giirờng của người bệnh có máu hoặc dịch tiết cơ thể khác, cần phải được tách ra khỏi quần áo của những người khác trong gia đình và được rửa bằng dung dịch thuốc tẩy.

5.3. Chăm sóc giảm nhẹ cho những người mắc bệnh lao đa kháng thuốc và siêu kháng thuốc (M/XDR-TB)

5.3.1. Nguyên tắc

- Tất cả người bệnh M/XDR-TB nên được đánh giá chăm sóc giảm nhẹ tại thời điểm chẩn đoán hoặc tiếp xúc lần đầu.

- Chăm sóc giảm nhẹ và điều trị M/XDR-TB nên được lồng ghép và cung cấp đồng thời (xem ).

- Chăm sóc giảm nhẹ lồng ghép vào điều trị người bệnh mắc M/XDR-TB:

+ Có thể làm giảm đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh;

+ Có thể giúp người bệnh tuân thủ điều trị vốn kéo dài và gây độc hại. Do đó cũng làm tăng khả năng hoàn thành điều trị và chữa khỏi bệnh và giảm tỷ lệ tử vong;

- Cũng có thể giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng:

+ Bằng cách cải thiện tuân thủ điều trị;

+ Bằng cách cải thiện kiểm soát nhiẫn trùng trong nhà thông qua theo dõi chặt chẽ;

- Cũng có thể cung cấp bảo vệ rủi ro tài chính cho gia đình người bệnh và giảm chi phí cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Vì những lý do này, việc lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào các chương trình điều trị M/XDR-TB là bắt buộc về mặt y tế và đạo đức.

5.3.2. Đau khổ về tâm lý và xã hội phổ biến ở những người mắc M/XDR-TB vì một số lý do

- Bệnh lao vẫn bị kỳ thị nhiều.

- Các vấn đề xã hội đã có từ trước như rối loạn sử dụng chất, nghèo đói và từng ở trong từ là những yếu tố nguy cơ mắc MDR-TB.

5.3.3. Chăm sóc giảm nhẹ cho người mắc M/XDR-TB nên bao gồm

- Tư vấn hỗ trợ thường xuyên, ngay cả đối với những người bệnh ổn định về mặt y tế.

- Điều trị rối loạn sử dụng chất gây lệ thuộc.

- Hỗ trợ để có được trợ giúp pháp lý, khi cần thiết.

- Củng cố liên tục nhu cầu kiểm soát nhiễm trùng.

- Hỗ trợ xã hội và kết nối các nguồn lực.

- Chăm sóc giảm nhẹ cơ bản có thể được đào tạo dễ dàng cho các bác sĩ lâm sàng điều trị lao, và các nhà cung cấp điều trị giám sát trực tiếp (DOT) và nhân viên y tế cộng đồng (CHWs) có thể được hướng dẫn dễ dàng để nhận biết và báo cáo khi người bệnh mắc lao cần can thiệp chăm sóc giảm nhẹ.

- Các trung tâm điều trị chuyên biệt dành cho người mắc M/XDR-TB nên có một đội chăm sóc giảm nhẹ đa ngành, và các nhà tù cho những người mắc M/XDR- TB nên có ít nhất một bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo chăm sóc giảm nhẹ cơ bản. Khi tất cả các phương pháp điều trị có sẵn cho M/XDR-TB đã thất bại:

- Chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cần được chú ý phù hợp cả về khỏe mạnh của người bệnh và kiểm soát nhiễm trùng.

- Chăm sóc người bệnh nội trú tập trung hoàn toàn vào giảm nhẹ (chăm sóc an dưỡng cuối đời) nên có sẵn trên cơ sở tự nguyện.

5.3.4. Kiểm soát nhiễm khuẩn khi chăm sóc cho người nhiễm lao đa kháng thuốc hoặc lao siêu kháng thuốc (M/XDR-TB)

- Phải đặc biệt cẩn thận khi chăm sóc cho những người mắc bệnh lao đa kháng thuốc hoặc lao siêu kháng thuốc (M/XDR-TB) để bảo vệ nhân viên y tế khỏi bị nhiễm bệnh.

- Khi một người bệnh mắc M/XDR-TB hoạt động về nhà, cũng phải được chăm sóc để bảo vệ các thành viên gia đình và các thành viên trong cộng đồng khỏi bị nhiễm bệnh.

- Các phương pháp kiểm soát nhiễm trùng cần thiết bao gồm:

+ Đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn cho tất cả các nhân viên y tế .

+ Người bệnh sử dụng khẩu trang phẫu thuật bất cứ khi nào bên ngoài phòng ngủ và bất cứ khi nào có mặt các thành viên gia đình hoặc người chăm sóc.

+ Tất cả các thành viên gia đình và nhân viên y tế sử dụng khẩu trang N95 khi ở cùng người bệnh.

+ Người bệnh và những người tiếp xúc cần rửa tay kỹ lưỡng

+ Người bệnh ở phòng ngủ riêng.

+ Mở cửa sổ bất cứ khi nào có thể.

5.4. Chăm sóc giảm nhẹ cho người mắc bệnh phổi giai đoạn cuối

5.4.1. Nguyên tắc

- Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ nên được thực hiện tại thời điểm chẩn đoán bệnh phổi giai đoạn cuối hoặc khi người bệnh khó thở khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức tối thiểu.

- Chăm sóc giảm nhẹ không phải là một biện pháp thay thế cho điều trị bệnh phổi giai đoạn cuối. Thay vào đó, chăm sóc giảm nhẹ và điều trị bệnh phổi nên được lồng ghép và cung cấp đồng thời (xem ).

5.4.2. Kiểm soát khó thở

- Đối với người bệnh mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, nếu thông khí hỗ trợ xâm lấn hoặc không xâm lấn sẽ không có lợi dựa theo giá trị của người bệnh, hoặc sẽ có hại hơn là có lợi, thì chăm sóc giảm nhẹ có thể trở thành loại chăm sóc có lợi duy nhất.

- Khi người bệnh về nhà từ bệnh viện vào giai đoạn cuối đời, nên sắp xếp để người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.

- Opioid có hiệu quả tốt làm giảm triệu chứng khó thở nếu khó thở kháng trị với điều trị nguyên nhân cơ bản.

- Đối với những người bệnh khó thở khi nghỉ hoặc gắng sức tối thiểu, liệu pháp opioid cẩn trọng có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm khó thở và lo âu và có thể cải thiện khả năng gắng sức mà không gây ức chế hô hấp, tăng pCO2 hoặc giảm pO2.

- Trong tình trạng bệnh phổi và khó thở ở giai đoạn cuối, nên điều trị bằng morphin cho người bệnh chưa từng dùng thuốc opioid ở một nửa liều khỏi đầu thông thường: 2,5mg uống mỗi 4 giờ khi cần, hoặc 1mg TDD/TMC mỗi 4 giờ khi cần thiết (xem Bảng 10).

- Nếu khó thở hằng định, morphin cũng có thể được cho liều cố định mỗi 4 giờ, và có thể dùng liều cứu hộ khi cần thiết nếu khó thở đột xuất.

- Ở những người bệnh mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, lo âu thường do khó thở và lo âu thường hết khi khó thở được điều trị đầy đủ. Do đó, các thuốc benzodiazepin không phải là thuốc hàng đầu để điều trị chứng lo âu ở người bệnh mắc bệnh phổi giai đoạn cuối và chỉ nên được kê đơn khi:

+ Nếu lo âu vẫn còn sau khi khó thở được kiểm soát tốt;

+ Nếu người bệnh đã sử dụng một loại thuốc benzodiazepin cho chứng rối loạn lo âu đã có từ trước.

5.4.3. Suy mòn

- Thường gặp ở người bệnh mắc bệnh phổi giai đoạn cuối do trạng thái dị hóa.

- Dinh dưỡng nhân tạo thường không mang lại lợi ích và có thể làm khó thở nặng hơn do tăng tiết dịch đường hô hấp.

5.5. Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối

5.5.1. Nguyên tắc

- Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ nên được thực hiện tại thời điểm chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối hoặc khi người bệnh khó thở khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức tối thiểu.

- Chăm sóc giảm nhẹ không phải là một biện pháp thay thế cho điều trị suy tim giai đoạn cuối. Thay vào đó, chăm sóc giảm nhẹ và điều trị suy tim nên được lồng ghép và cung cấp đồng thời (xem ).

- Đối với người bệnh suy tim giai đoạn cuối, nếu hồi sinh tim phổi (CPR) hoặc hỗ trợ thông khí cơ học sẽ không có lợi theo giá trị của người bệnh, hoặc sẽ có hại hơn làm lợi, thì chăm sóc giảm nhẹ có thể trở thành loại chăm sóc có lợi duy nhất. Trong tình huống này, người bệnh cần được bảo vệ khỏi thủ thuật CPR và các thủ thuật không có lợi khác.

- Khi người bệnh về nhà từ bệnh viện vào giai đoạn cuối đời, nên sắp xếp để người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.

5.5.2. Điều trị giảm nhẹ bằng thuốc cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối

- Opioid có hiệu quả cao để giảm khó thở kháng trị với điều trị nội tích cực các nguyên nhân cơ bản (xem Bảng 10).

- Ở những người bệnh bị suy tim giai đoạn cuối, nếu lợi tiểu, hỗ trợ tăng co bóp và giảm hậu tải tích cực không làm giảm khó thở nhanh chóng, và nếu các thiết bị hỗ trợ tim (như dụng cụ hỗ trợ thất trái) sẽ không được sử dụng, nên bắt đầu điều trị bằng opioid.

5.5.3. Suy mòn ở người bệnh suy tim giai đoạn cuối

- Thường gặp do trạng thái dị hóa.

- Dinh dưỡng nhân tạo thường không mang lại lợi ích và có thể làm nặng thêm khó thở do tăng phù phổi, cổ trướng, tràn dịch màng phổi, phù ngoại biên hoặc tiết dịch hô hấp.

5.6. Chăm sóc giảm nhẹ cho người sa sút trí tuệ

- Khởi phát sa sút trí tuệ thường chậm và thường bắt đầu bằng suy giảm trí nhớ.

- Các triệu chứng điển hình khác bao gồm suy giảm nhận thức (chứng mất trí nhớ, mất dùng động tác, mất ngôn ngữ), thay đổi tính cách, mất ổn định cảm xúc, rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần (ảo tưởng hoặc hoang tưởng).

- Trong sa sút trí tuệ tiến triển, người bệnh mất khả năng thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như đi bộ, đi vệ sinh hoặc tự ăn.

- Khi chức năng bị mất, và đặc biệt là nếu có cảm xúc không ổn định hoặc kích động, việc chăm sóc người sa sút trí tuệ có thể cực kỳ căng thẳng về thể chất và tinh thần đối với người chăm sóc và gia đình.

- Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh có thể bao gồm:

- Đánh giá và giảm đau hoặc các triệu chứng thể chất khác.

+ Người bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn muộn có thể không thể giao tiếp. Vì vậy, đánh giá triệu chứng phải được thực hiện bằng cách sử dụng các dấu hiệu thể chất. Ví dụ, dấu hiệu đau có thể bao gồm nhăn nhó, rên rỉ, kích động. Các dấu hiệu khó thở có thể bao gồm nhịp thở nhanh, thở mệt nhọc, sử dụng các cơ hô hấp phụ, đổ mồ hôi, thở hổn hển.

+ Nên ưu tiên ăn đường miệng theo nhu cầu người bệnh. Cân nhắc nguy cơ và lợi ích của các can thiệp dinh dưỡng nhân tạo (đặt ống thông mũi dạ dày, mở dạ dày qua da, truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch) ở người bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn cuối.

- Đánh giá và điều trị các triệu chứng tâm lý như kích động, ảo tưởng hoặc trầm cảm đi kèm.

- Đảm bảo an toàn cho người bệnh (phòng ngừa tai nạn như té ngã, bỏng hoặc đi lạc).

- Cung cấp các hoạt động và kích thích thích hợp, ít căng thẳng, dùng các tín hiệu định hướng (đồng hồ, lịch, định hướng lại bằng lời nói thường xuyên).

Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho người chăm sóc, gia đình có thể bao gồm:

- Hỗ trợ cho ăn, tắm rửa hoặc vệ sinh người bệnh.

- Hỗ trợ cảm xúc từ nhân viên y tế cộng đồng.

- Đánh giá và điều trị lo âu hoặc trầm cảm.

- Đảm bảo sự an toàn của những người chăm sóc nếu người bệnh trở nên kích động hoặc bạo lực.

- Hỗ trợ xã hội như gói thực phẩm cho những người chăm sóc sống trong cảnh nghèo đói cùng cực.

5.7. Chăm sóc giảm nhẹ cho người cao tuổi suy yếu/dễ bị tổn thương

- Những người trên 60 tuổi thường mắc các bệnh mạn tính tạo ra nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ.

- Ngay cả khi không có bệnh mạn tính tiến triển, nhiều người cao tuổi suy yếu/dễ bị tổn thương vẫn phải chịu đựng đau khổ về thể chất, tâm lý, xã hội hoặc tâm linh. Các loại đau khổ điển hình bao gồm:

+ Đau do chấn thương khi té ngã;

+ Đau buồn phức tạp hoặc trầm cảm liên quan đến mất chức năng hoặc mất người bạn đời;

+ Cô lập xã hội;

+ Cực kỳ nghèo khó;

+ Mất ý nghĩa của cuộc sống.

- Các chuyến thăm viếng thường xuyên từ nhân viên y tế cộng đồng và sự giám sát của các bác sĩ lâm sàng tại trung tâm y tế cộng đồng gần nhất có thể giúp những người bệnh cao tuổi suy yếu/dễ bị tổn thương được ở nhà một cách an toàn. Các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ có lợi có thể bao gồm:

+ Tu vấn phòng chống té ngã;

+ Cung cấp gậy hoặc khung/xe tập đi;

+ Hỗ trợ xã hội nhu gói thực phẩm;

+ Điều trị trầm cảm;

+ Hỗ trợ kính hoặc máy trợ thính;

+ Hỗ trợ cảm xúc từ các chuyến thăm viếng thường xuyên;

+ Hỗ trợ chăm sóc, tìm kiếm kết nối nguồn lực.

5.8. Chăm sóc giảm nhẹ cho những người bị chấn thương hoặc bệnh hiểm nghèo

- Việc cứu chữa mạng sống và giảm bớt đau khổ (chăm sóc giảm nhẹ) phải luôn đi song hành. Kiểm soát đau cấp tính không hiệu quả làm tăng tỷ lệ thương tật và tử vong.

- Thất bại trong việc giảm đau đầy đủ do chấn thương hoặc đau sau phẫu thuật đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ:

+ Tác dụng không mong muốn tim mạch bao gồm, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ rim, suy tim sung huyết, xuất huyết và đột quỵ;

+ Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi;

+ Xẹp phổi và viêm phổi;

+ Trạng thái siêu dị hóa và tiêu hủy mô;

+ Chức năng miễn dịch suy giảm và tăng nguy cơ nhiễm trùng;

+ Lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và mất tinh thần;

+ Sự hình thành và phát triển đau mạn tính kéo dài (đặc biệt phổ biến sau khi cắt cụt chi và đoạn nhũ);

+ Thất bại trong việc ngăn chặn hoặc làm giảm chấn thương tâm lý của người bệnh và người nhà, ví dụ, do bệnh hiểm nghèo, đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ rối loạn khí sắc (PTSD, các rối loạn lo âu khác, trầm cảm);

- Cần thận trọng để giải thích tin xấu với thái độ ân cần, hỗ trợ (xem Phần IX).

+ Tư vấn hỗ trợ nên dễ dàng tiếp cận với người bệnh và người nhà trong các đơn vị săn sóc đặc biệt.

+ Trong phòng hồi sức tích cực, khi người bệnh bị hạ huyết áp và đau đớn, cần ổn định huyết áp một cách an toàn bằng cách truyền dịch, máu hoặc thuốc vận mạch, để cho phép điều trị opioid an toàn.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20220218183_QD-BYT_502118.doc .....(xem tiếp)

  • Lời nói đầu
  • Giới thiệu về chăm sóc giảm nhẹ
  • Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ
  • Đánh giá và điều trị đau
  • Đánh giá & giảm nhẹ các đau khổ thể chất khác, tâm lý, xã hội và tâm linh
  • Đánh giá và giảm nhẹ đau khổ về tâm lý
  • Đánh giá và điều trị đau khổ về tâm linh
  • Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh với các bệnh lý cụ thể
  • Những cấp cứu thường gặp trong chăm sóc giảm nhẹ
  • Chăm sóc giảm nhẹ nhi khoa
  • Điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ
  • Chăm sóc cuối đời
  • Lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào hệ thóng chăm sóc sức khỏe
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh động mạch chi dưới mạn tính

    2475/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    tài liệu tham khảo

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giáo dục sức khỏe và phòng ngừa

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Cấu trúc giải phẫu của da
    hướng dẫn sử dụng chamilo - trang đào tạo trực tuyến
    580
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space