Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đánh giá và điều trị đau

(Tham khảo chính: 183/QĐ-BYT )

3.1. Định nghĩa đau

Hội Nghiên Cứu Đau Quốc Tế (The International Association for the Study of Pain - IASP) định nghĩa đau là cảm giác khó chịu và sự trải nghiệm những cảm xúc có liên quan đến tổn thương mô học thể chất hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả như là tổn thương tương tự.

Những khía cạnh quan trọng của định nghĩa này:

- Đau là cảm giác chủ quan, vì vậy người bác sĩ nên tin vào mô tả của người bệnh về mức độ, vị trí và đặc điểm cơn đau, trừ khi có bằng chứng thuyết phục rằng mô tả của người bệnh không đúng.

- Đau có thể xảy ra ngay cả khi không có tổn thương mô học nhìn thấy được trên bề mặt cơ thể hoặc trên hình ảnh học (CT, MRI, siêu âm). Ví dụ: đau thần kinh ngoại biên do độc tính thần kinh thuốc hóa trị.

3.2. Phân loại đau và nguyên nhân đau

3.2.1. Phân loại đau

Dựa trên mục đích lâm sàng, có 3 loại đau chính: đau cảm thụ, đau thần kinh và đau do viêm.

a) Đau cảm thụ

- Gây ra do kích thích thụ thể đau trên dây thần kinh cảm giác thứ nhất còn nguyên vẹn (thụ thể cảm thụ đau).

- Đau cảm thụ được chia làm hai nhóm:

1) Đau bản thể:

+ Do kích thích cảm thụ đau trên bề mặt da, mô mềm, cơ hoặc xương.

+ Người bệnh thường có thể xác định chính xác vị trí cơn đau.

+ Người bệnh thường mô tả cảm giác đau chói, nhức nhối hoặc đau như mạch đập.

2) Đau tạng:

+ Do kích thích cảm thụ đau của các tạng đặc và tạng rỗng. Nguyên nhân có thể do di căn, tắc nghẽn, căng giãn, viêm nhiễm hoặc viêm không nhiễm...

+ Người bệnh thường không thể định khu chính xác và mô tả cơn đau một cách rõ ràng.

+ Ví dụ:

• Tắc ruột do ung thư dẫn đến tình trạng căng giãn đoạn ruột trên chỗ tắc và kích thích thụ thể cơ học trên thành ruột.

• Sự phát triển nhanh chóng của ung thư nguyên phát hoặc di căn ở gan dẫn đến căng bao gan và kích thích thụ thể cơ học trong bao gan.

• Viêm đường mật.

• Viêm dạ dày.

b) Đau thần kinh

- Gây ra do tổn thương dây thần kinh cảm giác ngoại biên (cảm thụ đau) hoặc dây thần kinh trung ương do bất kỳ nguyên nhân nào.

+ Được mô tả như cảm giác bỏng rát, châm chích, tăng nhanh hoặc như điện giật.

+ Thường không có tổn thương mô quan sát được.

+ Các “triệu chứng âm tính” thường gặp như tê, yếu hoặc khiếm khuyết thần kinh khác.

+ Có thể liên quan đến chứng tăng cảm đau - hyperalgesia (đau mạnh do kích thích yếu) hoặc loạn cảm đau - allodynia (đau do các tác nhân kích thích mà bình thường không gây đau như sự va chạm nhẹ) ở những vùng được chi phối bởi các dây thần kinh bị tổn thương.

+ Ví dụ:

• Đau thần kinh sau herpes: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên do nhiễm vi-rút varicella zoster gây đau.

• Đau thần kinh do đái tháo đường: Tổn thương đây thần kinh ngoại biên do thiếu máu cục bộ.

• Bệnh dây thần kinh do độc tố: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên do thuốc độc thần kinh như thuốc chống ung thư (ví dụ paclitaxel) hoặc thuốc kháng sinh (ví dụ isoniazid)

• Đau sau đoạn nhũ: Tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú.

• Đau thần kinh tọa: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương do chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm, khối u, áp-xe hoặc do tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng ở cột sống.

c) Đau do viêm

- Thụ thể cảm thụ đau nguyên vẹn có thể bị kích thích bởi tình trạng viêm do bất kỳ nguyên nhân nào.

+ Thường khu trú.

+ Có thể hên quan với tăng cảm đau hoặc loạn cảm đau, nhưng không có triệu chứng âm tính.

3.2.2. Các nguyên nhân gây đau

- Tổn thương mô học thực sự: Do nhiễm trùng, phản ứng viêm, khối u, thiếu máu cục bộ, chấn thương, thủ thuật y khoa xâm lấn, độc tính của thuốc...

- Tổn thương mô học tiềm tàng: Do các bệnh lý thể chất đã biết (như đau cơ xơ hóa) gây đau nhưng không liên quan đến tổn thương mô quan sát hoặc đo lường được.

- Các yếu tố tâm lý:

+ Các rối loạn sức khỏe tâm thần chủ yếu như trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn sử dụng chất có thể gây đau hoặc làm cơn đau thể chất nặng hơn và cơn đau thể chất cũng có thể lại là nguyên nhân gây trầm cảm, lo lắng và rối loạn sử dụng chất.

+ Các hội chứng tâm lý khác dẫn đến đau mạn tính bao gồm rối loạn dạng cơ thể, rối loạn chuyển dạng, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), rối loạn nghi bệnh và rối loạn cảm giác đau do bệnh tâm thần.

+ Các yếu tố gây căng thẳng nghiêm trọng về xã hội như vô gia cư, nghèo đói và sự kỳ thị có thể dẫn đến đau do tăng nguy cơ các rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Trong một số trường hợp, không thể giảm đau mà không chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân như trầm cảm, lo âu hoặc các vấn đề tâm lý xã hội khác.

3.3. Đánh giá đau

3.3.1. Khai thác tiền sử

Hỏi người bệnh

- Về tình trạng bệnh hiện tại và các vấn đề sức khỏe trước đây (xem Bảng 1).

- Về cơn đau:

+ Vị trí và hướng lan.

+ Lần xuất hiện đầu tiên.

+ Tần suất và thời gian kéo dài (nếu không hằng định).

+ Mức độ nặng theo thang điểm từ 0 + 10, ở thời điểm hiện tại, mức bình quân cả cơn, và lúc nặng nhất trong 24 giờ qua.

+ Các tính chất (sự mô tả của người bệnh về triệu chứng).

+ Các yếu tố làm tăng hay giảm triệu chứng.

+ Tác động của triệu chứng đến các hoạt động hàng ngày.

+ Các điều trị trước đây và hiện tại và hiệu quả của điều trị.

+ Mức độ giảm đau mong muốn của người bệnh.

3.3.2. Chẩn đoán phân biệt đau

3.3.3. Thang điểm mức độ đau

- Công cụ đo lường mức độ đau dựa trên tự đánh giá chủ quan của người bệnh.

- Điểm số của cơn đau KHÔNG NÊN sử dụng để so sánh cơn đau giữa những người bệnh khác nhau.

- Điểm số của cơn đau ĐƯỢC sử dụng để theo dõi diễn tiến cơn đau trên cùng một người bệnh theo thời gian.

Thang điểm cường độ đau bằng con số (NRS)

● Hữu ích cho hầu hết người lớn với nhận thức còn nguyên vẹn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

● Có thể phải giải thích nhiều lần đối với người bệnh có trình độ giáo dục thấp.

Thang điểm cường độ đau bằng thị giác (VAS)

Hình 2. Thang điểm cường độ đau bằng con số (NRS) và thang đánh giá bằng thị giác (VAS)

- Bảng kiểm đau rút gọn - Brief Pain Inventory (xem Phụ lục 2) là một công cụ thường được sử dụng trong nghiên cứu lâm sàng về đau để đánh giá, theo dõi cơn đau và tác động của cơn đau đối với chất lượng cuộc sống.

3.4. Điều trị giảm đau

3.4.1. Nguyên tắc chung

- Tất cả những người bệnh chịu đựng cơn đau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh đều phải được điều trị để giảm bớt đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, trừ khi người bệnh từ chối dùng thuốc giảm đau (rất hiếm).

- Giảm đau hiệu quả là khi người bệnh không còn cảm giác đau, hoặc cảm thấy dễ chịu và có thể thực hiện được những hoạt động thường ngày của mình mà không bị cản trở bởi đau.

- Giảm đau có thể được thực hiện tại cơ sở y tế, trong cộng đồng và tại nhà. Đặc biệt, thuốc morphin dạng phóng thích nhanh, phải sẵn có và được cấp phát cho người bệnh dùng tại nhà đối với những cơn đau vừa hoặc nặng do mọi loại bệnh tật.

- Đau mạn tính có thể gây các trạng thái lo âu hoặc trầm cảm và ngược lại những rối loạn khí sắc như trầm cảm và rối loạn lo âu có thể làm cơn đau nghiêm trọng hơn. Vì vậy, đánh giá chăm sóc giảm nhẹ (bao gồm đánh giá tâm lý) cần được thực hiện như một phần không thể thiếu khi đánh giá đau mạn tính (xem Phần II, Bảng 1).

- Mỗi người bệnh đều khác biệt. Vì vậy kế hoạch điều trị đau cần được cá thể hóa dựa trên việc đánh giá từng người bệnh và đáp ứng của họ với điều trị.

- Thuốc opioid phải luôn được lưu trữ an toàn và tránh việc chuyển hướng sử dụng thuốc, sử dụng sai mục đích, kể cả tại nơi sản xuất hoặc nhập khẩu, trong quá trình vận chuyển, tại bệnh viện, phòng khám, cơ sở bán lẻ thuốc và tại nhà người bệnh.

3.4.2. Nguyên tắc điều trị đau bằng thuốc

Đường dùng thuốc

- Đường uống được ưu tiên sử dụng trừ khi người bệnh không có khả năng uống được thuốc hoặc khi cơn đau quá nghiêm trọng.

- Trong trường hợp đau nghiêm trọng, điều trị đau bằng đường tiêm dưới da hoặc đường tĩnh mạch nên được dùng để giảm đau nhanh.

Liều đúng: liều đủ để giảm đau cho người bệnh.

- Để tìm ra liều đúng và hạn chế tối thiểu các tác dụng không mong muốn, nhân viên y tế cần theo dõi sát hiệu quả giảm đau của thuốc.

3.4.3. Thang giảm đau 3 bậc

Thang giảm đau do ung thư (xem ) rất hữu dụng, được dùng như một công cụ giảng dạy và như một hướng dẫn chung để điều trị đau dựa vào mức độ đau. Tuy nhiên, thang đau không thể thay thế kế hoạch giảm đau được cá thể hóa dựa trên đánh giá cẩn thận cơn đau của từng người bệnh. Cần lưu ý là việc khởi đầu điều trị giảm đau cần tương ứng với mức độ đau (ví dụ: Đau mức độ nặng, tương ứng khởi đầu giảm đau bậc 3...).

 

 

3.4.4. Liều dùng các thuốc giảm đau

Liều hằng ngày: Khi cơn đau mạn tính ở mức độ từ trung bình đến nặng, thuốc giảm đau nên được dùng thường xuyên vào những giờ cố định. Trước khi tác dụng của một liều thuốc đã cho trước đó giảm bớt, nên cho sử dụng liều tiếp theo.

Liều cứu hộ: Liều cứu hộ bổ sung thêm cho liều hằng ngày để kiểm soát cơn đau đột xuất: Các cơn đau bùng phát có thể xảy ra mặc dù đã dùng đủ liều hằng ngày.

- Hầu hết những thuốc giảm đau không opioid (paracetamol, NSAID) đều có giới hạn liều dùng hằng ngày và có thể gây ra độc tính nghiêm trọng nếu vượt quá liều tối đa. Do đó, không nên sử dụng thuốc giảm đau không opioid để điều trị cơn đau đột xuất trong hầu hết các trường hợp.

- Thuốc giảm đau hỗ trợ không nên dùng để điều trị cơn đau đột xuất cấp tính.

- Thuốc opioid phóng thích nhanh đường uống và đường tiêm/truyền rất thích hợp để cứu hộ cho cơn đau đột xuất.

- Đối với người bệnh ngoại trú, liều cứu hộ thường bằng khoảng 10% tổng liều opioid hằng ngày.

Ví dụ, một người bệnh đang dùng morphin đường uống 10mg/lần, mỗi 4 giờ
- Tổng liều điều trị trong ngày là: 10 mg x 6 = 60 mg
- Liều cứu hộ: 10% x 60mg = 6 mg mỗi 2 - 4 giờ khi cần thiết
- Nếu cơn đau đột xuất thường xảy ra và cần sử dụng liều cứu hộ thường xuyên, liều giảm đau hằng ngày cần được tăng thêm.
Ví dụ, nếu người bệnh đang dùng morphin liều 10mg/lần, mỗi 4 giờ, đồng thời cần dùng thêm liều cứu hộ là 6mg/lần, 5 lần ngày;
- Tổng liều cứu hộ: 6mg x 5 lần = 30mg/ngày;
- Vì vậy, liều thường xuyên theo giờ tăng lên thành 15mg/lần, mỗi 4 giờ.

- Nếu người bệnh có cơn đau đột xuất có thể dự đoán trước do tắm rửa, đi lại hoặc các hoạt động thể chất khác, liều cứu hộ nên được thêm vào trước khi tiến hành các hoạt động đó.

- Một liều opioid đường uống nên được dùng ít nhất 30 phút trước các hoạt động gây đau.

- Một liều opiod tiêm/truyền đường tĩnh mạch nên được dùng ít nhất 10 phút trước các hoạt động gây đau.

3.4.5. Thuốc giảm đau không opioid

Bảng 2: Sử dụng các thuốc giảm đau không opioid

Tên thuốc/ Đường dùng

Liều khởi đầu

Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc

Liều tối đa hằng ngày

Lưu ý

Các thuốc giảm đau được khuyến cáo

Acetaminophen (paracetamol)

(Viên nén và xi-rô uống. Dung dịch tiêm truyền)

Người lớn: 500 - 1.000mg

Mỗi 4-6 giờ/lần

4.000mg

- Sử dụng thận trọng, điều chỉnh liều hoặc tránh dùng tùy thuộc vào mức độ suy gan và các yếu tố liên quan

- Người bệnh xơ gan hoặc bệnh gan mạn tính không thường xuyên uống rượu thường dung nạp tốt với liều paracetamol < 3g/ngày

- Tránh dùng ở người bệnh xơ gan hoặc suy gan mạn thường xuyên uống rượu

- Dùng quá liều quy định có thể gây ngộ độc gan.

 

Sơ sinh:

Tuổi thai 28 - 32: tuần: 10 - 12mg/kg/liều uống hoặc đặt trực tràng

Mỗi 6-8 giờ/lần

40mg/kg/ngày

 

 

Sơ sinh:

Tuổi thai ≥ 33 tuần và sơ sinh đủ tháng <10 ngày tuổi: 10 - 15mg/kg/liều

Mỗi 6 giờ/lần

Tối đa 60mg/kg/ngày

 

 

Sơ sinh đủ tháng >10 ngày tuổi 10 - 15mg/kg/liều

Mỗi 4-6 giờ/lần

Tối đa 75mg/kg/ngày

 

 

Trẻ em: 10- 15mg/kg

Mỗi 4-6 giờ/lần

Tối đa 75 mg/kg/ngày lên đến 4.000mg/ngày

 

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Ibuprofen
(Viên nén 200, 300, 400, 600, 800mg; xi-rô cho trẻ em hàm lượng tùy theo nhà sản xuất.)

Người lớn: 400- 800mg

Mỗi 6-8 giờ/lần

Người lớn: 2.400mg

- Nếu dùng kéo dài cần cân nhắc dùng kèm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột.

- Sử dụng thận trọng ở những người bệnh có bệnh gan nặng do làm tăng nguy cơ chảy máu.

- Sử dụng thận trọng hoặc tránh dùng ở người bệnh suy thận.

Trẻ em: 5-10mg/kg

Trẻ em: không dùng quá liều khuyến cáo: 400mg/mỗi liều và 40 mg/kg/ngày

Các lựa chọn khác

 

 

 

NSAID

Diclofenac

(Dạng phóng thích nhanh)

Đường uống

Dạng đặt trực tràng

Dạng phóng thích kéo dài

Người lớn: 25- 75mg

Mỗi 12 giờ/lần

Dạng đặt có thể dùng 1-3 lần/ngày

200mg

- Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột.

- Sử dụng thận trọng ở những người bệnh có bệnh gan nặng do làm tăng nguy cơ chảy máu.

- Giảm liều hoặc tránh dùng ở người bệnh suy thận.

Ketorolac

Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.

Đường uống

Người lớn:

- Liều nạp khởi đầu 30-60mg, sau đó duy trì 15-30mg

- Uống: 10mg

Mỗi 6 giờ/lần

- Đường tiêm: 120mg

- Đường uống: 40mg

- Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Khuyến cáo sử dụng thêm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột.

- Dùng trong khoảng thời gian ngắn (nhiều nhất là 5 ngày).

- Sử dụng thận trọng ở người bệnh có bệnh gan nặng do tăng nguy cơ chảy máu.

- Giảm liều hoặc tránh dùng ở người bệnh suy thận.

Meloxicam

Đường uống

Người lớn: 7,5 - 15mg

Mỗi 24 giờ/lần

30mg

- Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột.

- Sử dụng thận trọng ở người bệnh có bệnh gan nặng do tăng nguy cơ chảy máu.

- Giảm liều hoặc tránh dùng ở người bệnh suy thận.

Ngăn ngừa các tác dụng không mong muốn thường gặp của các thuốc NSAID:

- Tránh sử dụng thuốc NSAID trong những trường hợp sau:

+ Tiền sử xuất huyết tiêu hóa hoặc loét dạ dày tá tràng.

+ Cơn đau mơ hồ ở vùng thượng vị.

+ Bệnh gan nghiêm trọng đến mức gây tăng INR.

+ Suy thận ở bất kỳ mức độ nào.

+ Nguy cơ chảy máu do bất kỳ nguyên nhân nào, giảm tiểu cầu, tăng INR, sử dụng thuốc chống đông máu...

+ Người bệnh đang chảy máu do bất kỳ nguyên nhân nào.

+ Nguy cơ huyết khối.

- Khi sử dụng thuốc NSAID kéo dài, nên cân nhắc dùng thêm thuốc ức chế bơm proton (ví dụ: omeprazol).

- Nếu người bệnh đang dùng thuốc NSAID bị đau bụng vùng thượng vị, nên ngừng điều trị bằng NSAID ngay lập tức.

- Nôn ra máu, đi tiêu phân đen hay lẫn máu, hoặc bất kỳ bằng chứng nào của xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu y khoa và phải được đánh giá ngay lập tức tại cơ sở y tế.

3.4.6. Thuốc giảm đau opioid

a) Những khái niệm quan trọng

- Dung nạp opioid: hiện tượng bình thường xảy ra khi sử dụng opioid lâu dài với một liều cố định mà hiệu quả giảm đau bị suy giảm. Khi bị dung nạp opioid, cần tăng liều để duy trì hiệu quả giảm đau ổn định.

- Sự phụ thuộc opioid về mặt thể chất: hiện tượng bình thường xảy ra khi dùng opioid kéo dài, triệu chứng của hội chứng cai xảy ra nếu dừng đột ngột hoặc nếu hiệu quả của opioid bị triệt tiêu bằng thuốc đối kháng. Bởi vì hiện tượng bình thường này, điều trị opioid mạn tính nên được giảm liều dần dần khi thuốc không còn cần thiết.

- Rối loạn sử dụng opioid (nghiện): rối loạn tâm thần đặc trưng bởi cách thức sử dụng opioid có vấn đề (dùng liều cao hơn đơn thuốc đã kê hoặc bắt buộc phải sử dụng), bắt buộc phải tiếp tục sử dụng ngay cả khi việc sử dụng opioid gây nguy hiểm hoặc suy giảm nghiêm trọng chức năng xã hội, giao tiếp, học tập hoặc làm việc.

- Giả nghiện: hành vi tìm kiếm thuốc do bác sĩ điều trị giảm đau chưa hiệu quả, chấm dứt khi cơn đau được kiểm soát tốt. Giả nghiện cần được chẩn đoán phân biệt với nghiện thực sự khi hành vi tìm kiếm thuốc vẫn tiếp tục mặc dù đã giảm đau hiệu quả.

b) Các chế phẩm opioid

Morphin uống phóng thích nhanh:

- Là thuốc opioid cần thiết nhất và là thuốc thiết yếu nhất trong chăm sóc giảm nhẹ.

- Có dạng viên hoặc dạng dung dịch.

- Người bệnh ngoại trú đau trung bình đến nặng do bất kỳ bệnh lý nào phải được tiếp cận, được cho phép sử dụng

- Những thuốc opioid phóng thích nhanh khác thường có giá thành cao hơn, nhưng không hiệu quả hơn morphin và không thiết yếu.

Morphin tiêm:

- Cần thiết cho người bệnh không thể dùng thuốc đường uống và cho những cơn đau nặng.

- Trong khi các thuốc opioid đường tiêm khác không thiết yếu trong chăm sóc giảm nhẹ, thuốc tiêm fentanyl rất hữu dụng đặc biệt ở người bệnh suy thận và được dùng để dự phòng cơn đau trước những thủ thuật xâm lấn.

Morphin uống phóng thích kéo dài:

- Hiệu quả để điều trị đau mạn tính vì duy trì nồng độ opioid trong máu hằng định nên hiệu quả giảm đau ổn định hơn opioid tác dụng ngắn.

- Chỉ nên sử dụng như liều hằng ngày theo giờ, không dùng để cứu hộ trong trường hợp đau đột xuất.

- Các opioid phóng thích kéo dài khác thường có giá thành cao hơn và không tốt hơn Morphin về mặt hiệu quả giảm đau, tuy nhiên có thể giúp giảm bớt số lần dùng thuốc trong ngày.

Các dạng chế phẩm khác:

Miếng dán fentanyl:

- Hữu ích với người bệnh không thể dùng thuốc đường uống.

- Không dùng ở người bệnh suy mòn (kém hấp thu), sốt (hấp thu nhanh và không thể dự đoán trước), hoặc chảy nhiều mồ hôi (độ bám dính kém); không dùng ở người chưa từng dùng opioid trước đây; không dùng điều trị đau cấp tính

- Giá thành cao.

Bảng 3. Thuốc opioid yếu (có thể được sử dụng để thay thế liều thấp của một opioid mạnh)

Thuốc, Đường dùng

Liều khởi đầu

Liều duy trì

Lưu ý

Tramadol

(Đường uống)

Người lớn: 50-100mg

Mỗi 4-6 giờ

- Thuốc giảm đau có hiệu quả tương tự opioid tác dụng yếu.

- Tác dụng không mong muốn thường gặp, đặc biệt là buồn nôn.

- Liều tối đa 400mg/ngày.

- Giảm liều hoặc tránh dùng ở người bệnh suy thận.

Codein

(viên nén 30mg kết hợp với paracetamol)

Đường uống

Người lớn: 30-60mg

Mỗi 4-6 giờ

KHÔNG KHUYẾN CÁO

- Là tiền chất nên cần được chuyển hóa ở gan thành Morphin, một số người bệnh thiếu enzyme cần thiết tham gia vào quá trình chuyển hóa này.

- Nhiều tác dụng không mong muốn hơn các opioid khác, đặc biệt là buồn nôn.

- Liều tối đa (360mg một ngày).

- Tránh dùng tổng liều paracetamol lớn hơn 4.000mg một ngày.

Bảng 4. Thuốc opioid mạnh

Tên thuốc

Đường dùng

Liều khởi đầu

Thời gian kéo dài tác dụng

Lưu ý

Morphin sulfat

Dạng phóng thích nhanh

Đường uống

Người lớn: 5 mg

4 giờ

- Có thể lặp lại liều vừa dùng hoặc tăng liều đơn lên 1,5 đến 2 lần nếu cơn đau không thuyên giảm sau 60 phút.

- Cân nhắc dùng thuốc nhuận tràng khi dùng kéo dài.

Sơ sinh 0-3 tháng: 0,1mg/kg

6 - 8 giờ

Sơ sinh 3-6 tháng: 0,1mg/kg

3 - 4 giờ

Trẻ em > 6 tháng: 0,2 - 0,5mg/kg

4 giờ

Morphin sulfat

Dạng phóng thích kéo dài

Đường uống

Người lớn: 10- 15mg

8 - 12 giờ

- Có thể tăng liều lên 1,5 đến 2 lần mỗi ngày nếu cơn đau không thuyên giảm hoặc nếu dùng nhiều liều cứu hộ trong ngày hôm trước.

- Nếu cơn đau không giảm nên dùng liều morphin tác dụng ngắn làm liều cứu hộ đột xuất, sau đó tính lại tổng liều thường xuyên chứ không nên tăng liều thuốc phóng thích kéo dài

- Sử dụng thuốc nhuận tràng trừ khi người bệnh bị tiêu chảy.

Morphin chlorhydrat

Tiêm/truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da

Người lớn: 2-5mg

3-4 giờ

- Có thể lặp lại liều vừa dùng hoặc tăng liều lên 1,5 đến 2 lần nếu cơn đau không thuyên giảm sau 15 phút.

- Cân nhắc dùng thuốc nhuận tràng khi dùng kéo dài.

Sơ sinh 0-3 tháng: 0,05 - 0,2mg/kg

6 - 8 giờ

Sơ sinh 3-6 tháng: 0,05 - 0,2mg/kg

3 - 4 giờ

Trẻ em > 6 tháng: 0,1 - 0,2mg/kg

3 - 4 giờ

Oxy codon

Dạng phóng thích nhanh

Đường uống

Người lớn: 5mg

4 giờ

KHÔNG KHUYẾN CÁO

- Không tốt hơn morphin, giá thành cao hơn.

- Có thể lặp lại hoặc tăng liều lên 1,5 đến 2 lần nếu cơn đau không thuyên giảm sau 60 phút.

- Cân nhắc dùng thuốc nhuận tràng khi dùng kéo dài.

Fentanyl

Miếng dán

Người lớn: 25mcg/giờ

72 giờ

- Chỉ dùng cho cơn đau mạn tính, không dùng cho cơn đau đột xuất.

- Không kê đơn cho người bệnh sốt, đổ nhiều mồ hôi hoặc suy mòn.

- Bắt đầu có tác dụng sau 12-18 giờ.

- Giá thành cao.

- Không sử dụng cho người chưa bao giờ dùng opioid

Oxy codon

Dạng phóng thích kéo dài

Đường uống

10mg

8-12 giờ

KHÔNG KHUYẾN CÁO

Giá thành cao.

Nếu cơn đau không giảm nên dùng liều opioid tác dụng ngắn làm liều cứu hộ đột xuất, sau đó tính lại tổng liều thường xuyên chứ không nên tăng liều thuốc phóng thích kéo dài

Không tốt hơn morphin phóng thích kéo dài.

Pethidin

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da

 

 

KHÔNG KHUYẾN CÁO

Tạo chất chuyển hóa gây độc, thời gian tác dụng ngắn.

 

Bảng 5. Liều giảm đau tương đương giữa các opioid

Thuốc opioid

Đường uống/ Đặt trực tràng

Tiêm tĩnh mạch/ tiêm dưới da

Morphin

30mg

10mg

Oxycodon

20mg

-

Tramadol

120 - 300mg

100mg

Fentanyl

-

0,1 mg (100mcg)

Codein

200mg

120mg

Pethidin

300mg

75mg

Bảng 6. Quy đổi từ morphin tiêm sang fentanyl dán

Morphin tiêm (TDD/TMC) (mg/24 giờ)

Fentanyl dán (mcg/giờ)

15-30

25

30-48

50

49-65

75

66-80

100

81-98

125

99-115

150

116-130

175

131-148

200

c) Tác dụng không mong muốn của opioid/cách hạn chế

- Nguy cơ các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng của opioid là tối thiểu khi tuân thủ các nguyên tắc kê đơn tiêu chuẩn.

- Kê đơn opioid ở liều thấp nhất có thể để giảm đau ở mức độ mà người bệnh chấp nhận được.

- Buồn ngủ khi bắt đầu dùng opioid hoặc khi tăng liều không phải lúc nào cũng do tác dụng an thần của opioid. Nhiều người bệnh bị đau dai dẳng hoặc thường xuyên bị thiếu ngủ và họ sẽ ngủ khi cơn đau được kiểm soát thích hợp. Giấc ngủ sinh lý có thể phân biệt với tác động an thần bằng cách đánh thức người bệnh để kiểm tra. Với giấc ngủ sinh lý người bệnh sẽ thức dậy dễ dàng.

Bảng 7. Tác dụng không mong muốn của opioid

TDKMM

Tần suất

Cách hạn chế/ điều trị

Ghi chú

Táo bón

Rất phổ biến

Người lớn:

- Thuốc nhuận tràng kích thích: bisacodyl 5-10mg uống 1-2 lần/ngày. Tối đa 30mg/ngày.

- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu hiệu quả kém hơn nhuận tràng kích thích, kèm một số tác dụng không mong muốn: polyethylene glycol uống 1 - 2 lần một ngày.

- Có thể dùng kết hợp 2 thuốc khi cần thiết.

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên:

Bisacodyl uống 5mg/ngày. Tối đa 20mg/ngày.

Triệu chứng xuất hiện kéo dài khi sử dụng opioid.

Khô miệng

Phổ biến

Giữ miệng ẩm bằng cách uống nhấp nước thường xuyên hoặc ngậm miếng bọt biển/que gòn ướt.

Triệu chứng xuất hiện kéo dài khi sử dụng opioid.

Buồn nôn

Phổ biến

- Thường nhẹ.

- Metoclopramide 10-15mg uống/tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ

- Nếu nghiêm trọng, chỉ định haloperidol 0,5 - 1mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ khi cần.

Thường tự hết trong vài ngày.

Chú ý tác dụng ngoại ý haloperidol và metoclopramid nếu dùng kéo dài là rối loạn vận động chậm, rung giật cơ đặc biệt đối với người cao tuổi

Đổ mồ hôi

Phổ biến

Trấn an người bệnh.

 

An thần

Phổ biến

Trấn an người bệnh.

Thường tự hết trong vài ngày.

Sảng

Không phổ biến

Xem Phần IV cách ngăn ngừa và điều trị sảng

Phổ biến nhất ở các người bệnh sa sút trí tuệ hoặc mắc các bệnh lý về não khác.

Cơn giật cơ

Không phổ biến

- Không cần điều trị nếu không gây khó chịu cho người bệnh.

- Chuyển đổi sang một loại opioid khác nếu có thể.

- Nếu cần, chỉ định diazepam 2-5mg uống hoặc tiêm mạch chậm mỗi 8 giờ khi cần.

Diazepam làm tăng nguy cơ sảng hoặc an thần.

Ngứa

Không phổ biến

- Thay một opioid khác nếu có thể.

Thường kéo dài khi người bệnh tiếp tục dùng opioid.

Bí tiểu

Không phổ biến

- Tránh sử dụng đồng thời với thuốc kháng cholinergic.

- Điều trị đặc hiệu bệnh lý tiền liệt tuyến nếu đi kèm phì đại tuyến tiền liệt lành tính.

- Xem xét đặt catheter bàng quang.

Thường gặp ở nam giới có tuyến tiền liệt lớn hoặc bệnh lý thần kinh (đột quỵ, bàng quang thần kinh).

Ức chế hô hấp

Rất hiếm khi xảy ra nếu tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc.

- Theo dõi nhịp thở, độ bão hòa oxy và cung cấp oxy khi cần. Không cần điều trị nếu độ bão hòa oxy máu bình thường.

- Khi cần thiết, pha loãng 0,4mg naloxon vào 9ml nước muối và tiêm tĩnh mạch 2- 3ml (0,08 - 0,12mg) mỗi 2 phút cho đến khi nhịp thở trở về bình thường. Cơn đau dữ dội có thể xuất hiện. Theo dõi tri giác, nhịp thở tùy theo thời gian tác dụng của thuốc opioid sử dụng trước đó.

- Trong trường hợp quá liều opioid dạng phóng thích kéo dài, xem xét sử dụng naloxon truyền tĩnh mạch liên tục 0,2 - 0,6mg/giờ, điều chỉnh liều cho đến khi nhịp thở bình thường.

Tác dụng an thần luôn xuất hiện trước biểu hiện ức chế hô hấp.

Tác dụng naloxon chỉ kéo dài 1 giờ, vì vậy phải sử dụng lặp lại khi cần thiết.

d) Ngưng sử dụng opioid:

Nên ngưng sử dụng opioid khi:

- Khi cơn đau của người bệnh đã cải thiện.

- Khi liệu pháp giảm đau thay thế có hiệu quả.

- Khi người bệnh liên tục vi phạm cam kết sử dụng opioid.

- Khi ngưng sử dụng opioid sau 02 tuần sử dụng hoặc dài hơn, phải chú ý tránh gây ra hội chứng cai. Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai opioid bao gồm sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, đau thắt cơ, mất ngủ, chảy nước mũi và tăng huyết áp.

- Để tránh hội chứng cai, nên giảm liều opioid từ từ. Giảm không quá 33% mỗi 2-3 ngày. Nếu xuất hiện hội chứng cai, tăng liều trở lại 33% sau đó giảm liều chậm hơn.

- Thuốc đối kháng opioid như naloxon có thể gây triệu chứng cai ngay lập tức ở những người bệnh sử dụng opioid dài ngày và có thể làm cơn đau nghiêm trọng đột ngột quay trở lại.

- Khi sử dụng naloxon để điều trị tác dụng không mong muốn của opioid là ức chế hô hấp nghiêm trọng, nên dùng naloxon (0,4mg/ml) ở liều rất thấp để đảo ngược tác dụng không mong muốn là ức chế hô hấp; mà không làm giảm tác dụng giảm đau và gây nên hội chứng cai. Liều thông thường là 0,04mg đến 0,12mg mỗi 2 phút cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.

3.4.7. Thuốc hỗ trợ kiểm soát đau

Trong một vài trường hợp, thuốc hỗ trợ có thể:

- Giảm đau độc lập.

- Tăng cường tác dụng và giúp giảm liều thuốc NSAID hoặc opioid.

Chỉ định và thuốc đề nghị:

- Đau thần kinh

+ Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ: amitriptylin).

+ Thuốc chống co giật (ví dụ: gabapentin).

+ Thuốc gây tế tại chỗ (ví dụ: lidocain tiêm/truyền tĩnh mạch hoặc thoa ngoài da).

+ Corticoid.

- Đau xương do ung thư di căn

+ Corticoid (không sử dụng NSAID và corticoid cùng lúc).

+ Bisphosphonat (ví dụ: zoledronat).

- Co thắt cơ

+ Co thắt cơ vân: thuốc giãn cơ vân (ví dụ: diazepam).

+ Cơ trơn đường tiêu hóa (đau quặn bụng): opioid hoặc thuốc kháng cholinergic (ví dụ: hyoscine butylbromide).

- Khối u ung thư làm căng bao gan hoặc tắc ruột: corticoid.

- Chèn ép tủy do ung thư (cấp cứu): corticoid tiêm tĩnh mạch (đồng thời xem xét chỉ định xạ trị cấp cứu hoặc phẫu thuật cấp cứu).

Bảng 8. Thuốc hỗ trợ để giảm đau

Tên thuốc

Liều và đường dùng

Tác dụng không mong muốn

Corticoid

Prednisolon

Người lớn: 20-80mg x 1 lần/ngày vào buổi sáng, đường uống.

Tăng đường huyết.

Thỉnh thoảng gây kích động hoặc cơn loạn thần

Bệnh cơ khi sử dụng lâu ngày.

Xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng kéo dài.

Trẻ em: 1mg/kg x 1-2 lần/ngày vào buổi sáng, đường uống.

Dexamethason

Người lớn: 4 - 20mg x 1 lần/ngày vào buổi sáng, đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Trẻ em: 0,3mg/kg/ngày X 1-2 lần/ngày, đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Amitriptylin

Người lớn: liều khởi đầu 10 - 25mg uống x 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.

Liều tối đa 100mg trước khi ngủ.

Buồn ngủ lúc khởi đầu.

Thường gây tụt huyết áp tư thế, táo bón, khô miệng.

Ngộ độc tim đe dọa tính mạng khi dùng quá liều.

 

Trẻ em: 0,1mg/kg uống x 1 lần/ngày trước khi đi ngủ. Thêm 0,2 - 0,4mg/kg sau 2-3 ngày khi cần. Tăng liều mỗi 3-4 ngày khi cần khi cần và dung nạp được tới liều tối đa 2mg/kg/ngày

Thuốc chống co giật

Gabapentin

Người lớn:

Bắt đầu với 300mg uống trước khi ngủ.

Nếu không buồn ngủ vào ban ngày hoặc giảm buồn ngủ, tăng liều đến 300mg x 2 lần/ngày. Sử dụng cùng một phương pháp để tăng liều lên 300mg x 3 lần/ngày. Tiếp tục tăng liều khi cần và khi dung nạp.

Liều thấp nhất có hiệu quả: 300mg uống x 3 lần/ngày.

Liều tối đa 3.600mg/ngày.

Buồn ngủ thường xảy ra lúc khởi đầu và với mỗi lần tăng liều.

Theo dõi triệu chứng run hoặc chóng mặt.

Giảm liều hoặc tránh sử dụng ở người bệnh suy thận.

 

Trẻ em:

5 mg/kg x 1 lần/ngày uống trước khi ngủ. Tăng liều lên x 2-3 lần/ngày khi cần hoặc dung nạp, sau đó 2- 5mg/kg/ngày tới tối đa 2.400 - 3.600mg/ngày.

 

Natri valproat

Người lớn:

Liều khởi đầu: 15mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 2-3 lần.

Liều tối đa: 60mg/kg/ngày.

Gây buồn ngủ.

Không dùng ở người bệnh có bệnh gan.

Giảm liều ở người bệnh cao tuổi.

Hiệu quả với kích động kháng trị.

Thuốc gây tê cục bộ (thuốc chẹn kênh Na)

Lidocain

Khởi đầu với liều nạp 1mg/kg tiêm tĩnh mạch.

Nếu đã giảm đau, xem xét truyền tĩnh mạch liên tục 1-3mg/phút.

Hạ huyết áp, loạn nhịp tim, yếu cơ.

Thuốc kháng cholinergic (thuốc chống co thắt)

Hyoscine butyl bromid

Liều khởi đầu ở người lớn:

10-20mg uống x 3-4 lần/ngày khi cần, hoặc 10mg tiêm tĩnh mạch/tiêm dưới da x 3-4 lần/ngày

Liều tối đa 60mg/ngày (uống); 100mg/ngày (TMC).

Táo bón

Khô miệng

Nhịp tim nhanh

Bí tiểu

Không qua hàng rào máu não nên không có tác dụng an thần hoặc chống nôn trung ương.

Trẻ em 6-12 tuổi:

10mg uống x 3 lần/ngày, hoặc 0,5mg tiêm tĩnh mạch/tiêm dưới da x 4 lần/ngày khi cần.

Scopolamin

Người lớn:

1mg miếng dán: 1-2 miếng mỗi 72 giờ.

Táo bón

Khô miệng

Nhịp tim nhanh

Bí tiểu

An thần

Sảng

Thuốc giãn cơ vân

Diazepam

Người lớn:

2-10mg uống

hoặc tiêm tĩnh mạch 2-4 lần/ngày.

Buồn ngủ

Sảng

Trẻ em:

0,12 - 0,8mg/kg/ngày chia làm 3-4 lần uống khi cần hoặc

0,04 - 0,2mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 2-4 giờ khi cần.

Liều tối đa 0,6mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ

Baclofen

Người lớn:

5mg uống x 3 lần/ngày. Liều tối đa 20mg x 3 lần/ngày

Bỉsphosphonat (đau xương do di căn xương)

Pamidronat

60 - 90mg tiêm tĩnh mạch mỗi 4-12 tuần

Giảm canxi máu.

Sốt ngắn ngày (1-2 ngày) hoặc triệu chứng giả cúm (thường ít xảy ra với zoledronat).

Nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn đối với người bệnh suy thận.

Zoledronat

4mg truyền tĩnh mạch mỗi 4 - 12 tuần

3.4.8. Thủ thuật giảm đau can thiệp

Người bệnh đau mạn tính kháng trị với điều trị toàn thân hoặc chịu tác dụng không mong muốn nghiêm trọng do các liệu pháp toàn thân có thể được hưởng lợi từ thủ thuật can thiệp có ở một số trung tâm y tế (xem Bảng 9).

Bảng 9. Thủ thuật can thiệp cho các cơn đau cụ thể

Thủ thuật

Loại đau

Phong bế đám rối thân tạng

Đau bụng vùng bụng trên do bệnh gan, tụy, đường mật hoặc dạ dày

Phong bế đám rối hạ vị trên

Đau vùng bụng dưới

Gây tế/giảm đau ngoài màng cứng với ống thông vùi dưới da

Đau thân dưới (thường dành cho người bệnh sau phẫu thuật và người bệnh cuối đời)

Gây tê/giảm đau bằng cách đặt catheter vùi dưới da vào trong khoang tủy sống

Đau thân dưới (thường chỉ dành cho người bệnh cuối đời)

Tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi-măng sinh học có bóng

Bệnh lý rễ tủy sống do gãy đốt sống do tổn thương chèn ép

Tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi-măng sinh học không có bóng

Bệnh lý rễ tủy sống do gãy đốt sống do tổn thương chèn ép

3.5. Đau ở người bệnh có tiền sử rối loạn sử dụng chất

3.5.1. Nguyên tắc điều trị giảm đau

- Những người thường xuyên dùng opioid bất hợp pháp hoặc liệu pháp điều trị duy trì bằng methadon có khả năng bị dung nạp opioid và cần dùng liều opioid cao hơn để giảm đau so với những người không dùng opioid kéo dài.

- Những người thường xuyên dùng opioid bất hợp pháp hoặc liệu pháp điều trị duy trì bằng methadon thường nhạy cảm hơn với cơn đau hoặc ngưỡng đau thấp hơn so với người không dùng opioid. Hiện tượng này được gọi là tăng cảm đau liên quan đến opioid.

- Một số người bệnh có tiền sử rối loạn sử dụng chất sẽ e ngại hoặc từ chối sử dụng opioid do sợ tái nghiện. Nỗi sợ này nên được xem xét trong việc đưa ra quyết định điều trị.

- Không có lý do để sợ tái nghiện hoặc không sử dụng opioid cho những người bệnh có tiền sử rối loạn sử dụng chất khi mà họ đang hấp hối và phải chịu đựng đau đớn hay khó thở.

- Đối với những người đang điều trị duy trì bằng methadon, điều quan trọng cần lưu ý là:

+ Điều trị duy trì với methadon (1 lần/ngày) không giúp giảm đau hiệu quả.

+ Điều trị duy trì với methadon nên được tiếp tục không gián đoạn khi cơn đau được điều trị bởi các thuốc khác, opioid và/hoặc không opioid.

+ Nguy cơ tác dụng không mong muốn nghiêm trọng từ opioid ở người bệnh điều trị duy trì với methadon không cao hơn so với những đối tượng khác, thậm chí nguy cơ này có thể thấp hơn.

+ Các than phiền về đau ở người bệnh điều trị duy trì với methadon không đồng nghĩa với việc họ đang cố gắng để có được nhiều opioid hơn do nghiện.

3.5.2. Điều trị cho người bệnh tiền sử rối loạn sử dụng chất không trong giai đoạn hấp hối

- Cố gắng giảm đau bằng thuốc không opioid và các thuốc hỗ trợ.

- Nếu điều trị không hiệu quả với thuốc không opioid, các thuốc opioid có thể được sử dụng với sự cẩn trọng đặc biệt để tránh nguy cơ sử dụng sai lệch, chuyển hướng thuốc hoặc ngoài mục đích y khoa:

+ Hạn chế lượng thuốc được cấp cho người bệnh mỗi lần khám.

+ Yêu cầu người bệnh tuân thủ một lịch hẹn cố định để cấp tiếp đơn thuốc.

+ Đánh giá người bệnh thường xuyên để tìm ra bất kỳ bằng chứng nào về việc sử dụng thuốc không hợp pháp như vết tiêm chích mới trên da, thay đổi hành vi một cách khả nghi, hoặc thay đổi trong việc tuân thủ điều trị. Sử dụng các xét nghiệm nước tiểu nếu có thể để xác định những chất người bệnh đang dùng.

- Yêu cầu người bệnh ký vào giấy cam kết sử dụng opioid (thực hiện theo quy định tại Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú).

- Giấy cam kết sử dụng opioid bao gồm:

+ Mô tả rõ ràng về việc sử dụng morphin đúng và không đúng cách.

+ Bác sĩ giao ước tiếp tục điều trị cơn đau cho người bệnh nếu họ tuân thủ giấy cam kết.

+ Cam kết của người bệnh:

+ Luôn sử dụng opioid đúng cách trong mọi trường hợp.

+ Bảo quản opioid an toàn và không làm mất.

+ Lĩnh thêm thuốc opioid CHỈ từ người bác sĩ ký giấy cam kết hoặc đồng nghiệp được chỉ định và CHỈ từ một nhà thuốc duy nhất.

+ Chấp nhận tiến hành kiểm tra thói quen dùng thuốc hằng ngày và thăm khám lâm sàng để đánh giá các trường hợp sử dụng opioid không đúng cách.

+ Nộp nước tiểu để xét nghiệm bất kỳ lúc nào bác sĩ yêu cầu.

+ Chấp nhận quyền của bác sĩ trong việc ngưng mọi điều trị bằng thuốc được kiểm soát khi người bệnh vi phạm cam kết.

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20220218183_QD-BYT_502118.doc .....(xem tiếp)

  • Lời nói đầu
  • Giới thiệu về chăm sóc giảm nhẹ
  • Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ
  • Đánh giá và điều trị đau
  • Đánh giá & giảm nhẹ các đau khổ thể chất khác, tâm lý, xã hội và tâm linh
  • Đánh giá và giảm nhẹ đau khổ về tâm lý
  • Đánh giá và điều trị đau khổ về tâm linh
  • Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh với các bệnh lý cụ thể
  • Những cấp cứu thường gặp trong chăm sóc giảm nhẹ
  • Chăm sóc giảm nhẹ nhi khoa
  • Điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ
  • Chăm sóc cuối đời
  • Lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào hệ thóng chăm sóc sức khỏe
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tràn khí màng phổi

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình điều trị u mềm treo bằng đốt điện

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bí tiểu mãn tính ở phụ nữ

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    2-Móng tay hồng hoặc đỏ
    Sơ lược về chất gây nghiện
    Mô hình của Mỹ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space