2.1. Nguyên tắc
Bất kỳ triệu chứng thể chất nặng nào cũng nên được điều trị ngay, sử dụng đánh giá lâm sàng tốt nhất để xác định nguyên nhân và điều trị tốt nhất, trước khi tiếp tục với việc đánh giá tiền sử bệnh kỹ lưỡng hơn, khám thể chất, hoặc làm xét nghiệm.
Nhìn chung, bất kỳ người bệnh nào cần đến chăm sóc giảm nhẹ cũng nên được đánh giá kỹ lưỡng như trong Bảng 1. Tuy nhiên, cần cẩn trọng để tránh hoặc giảm thiểu việc gây ra khó chịu khi thực hiện đánh giá. Trong nhiều tình huống, đánh giá có trọng tâm cũng phù hợp tùy theo bệnh lý và triệu chứng hiện tại của người bệnh. Ví dụ, nếu người bệnh nằm trên giường không khó thở và đang bị đau mức độ nặng do di căn cột sống, việc chỉ thăm khám bằng nghe phía trước ngực sẽ phù hợp hơn đề nghị bệnh nhân ngồi cúi ra phía trước.
2.2. Các bước đánh giá chăm sóc giảm nhẹ
Tiền sử bệnh hiện tại
• Mong muốn của người bệnh trong việc nhận và thảo luận các thông tin y khoa và đưa ra các quyết định chăm sóc sức khỏe.
• Hiểu biết của người bệnh về bệnh (nếu người bệnh đồng ý thảo luận), bao gồm:
○ Chẩn đoán
○ Các điều trị trước đây và hiện nay
○ Tiên lượng ước đoán
○ Bất kỳ lo lắng hoặc nỗi sợ cụ thể
• Hiểu biết của gia đình về bệnh (nếu người bệnh từ chối thảo luận và cho phép gia đình thảo luận thay mình), bao gồm:
○ Chẩn đoán
○ Các điều trị trước đây và hiện nay
○ Tiên lượng ước đoán
○ Bất kỳ lo lắng hoặc nỗi sợ cụ thể
Lược qua các triệu chứng
• Các triệu chứng hiện tại, bắt đầu với triệu chứng gây khó chịu nhất.
• Đối với mỗi triệu chứng:
○ Lần xuất hiện đầu tiên
○ Tần suất và kéo dài (nếu không hằng định)
○ Mức độ nặng theo thang điểm từ 0 - 10, ở thời điểm hiện tại, mức bình quân cả cơn, và lúc nặng nhất trong 24 giờ qua.
○ Các tính chất (sự mô tả của người bệnh về triệu chứng)
○ Các yếu tố làm tăng hay giảm triệu chứng
○ Tác động của triệu chứng đến các hoạt động hàng ngày
○ Các điều trị trước đây và hiện tại và hiệu quả của điều trị
○ Mức độ giảm triệu chứng mà người bệnh mong muốn
Tiền sử xã hội
• Các thành viên trực hệ trong gia đình (chồng/vợ hoặc bạn đời, cha mẹ, con cái, anh chị em)
• Các thành viên sống chung nhà
• Tình trạng tài chính của người bệnh và hộ gia đình
○ Có đủ thức ăn không?
○ Có chỗ ở phù hợp không?
○ Con cái có đi học không?
○ Có khả năng chi trả tiền đi lại để chăm sóc sức khỏe không?
• Nơi người bệnh được sinh ra
• Quá trình làm việc của người bệnh
• Tiền sử nghiện rượu nặng hoặc sử dụng các chất bất hợp pháp (cần phải bảo mật thông tin)
• Những niềm vui và nỗi buồn, các trải nghiệm mất mát
• Nhận định của người bệnh về chất lượng cuộc sống hiện tại
• Các nguồn hỗ trợ cảm xúc chính
Dị ứng thuốc
Các thuốc đang sử dụng
• Đối với mỗi thuốc:
○ Liều chính xác
○ Đường dùng thuốc (uống, đặt trực tràng, dán, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch ...)
○ Khoảng cách thời gian dùng thuốc
○ Định kỳ hay khi cần
Khám thể chất
• Các dấu hiệu sinh tồn
○ Nhiệt độ và nhịp thở luôn quan trọng
○ Nhịp tim, huyết áp và độ bão hòa oxy chỉ thu thập khi có ích cho quyết định y khoa Khám thể chất cơ bản đặc biệt chú ý tới các vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý hoặc liên quan đến các triệu chứng
Tránh gây ra khó chịu
Tình trạng hoạt động
Đối với những người bệnh ung thư: Thang điểm của Nhóm hợp tác ung thư học phía Đông (Eastern Collaborative Oncology Group, ECOG) (xem Phụ lục 1).
Đối với những người bệnh không ung thư: Thang điểm Chức năng Giảm nhẹ - Palliative Performance Scale (PPS) (xem Phụ lục 1).
Đánh giá hoàn cảnh xã hội, tâm lý, tâm linh
• Các khó khăn xã hội liên quan đến bệnh lý (di chuyển, tài chính, bảo hiểm, an toàn, mối quan hệ gia đình, các xung đột xoay quanh mục tiêu chăm sóc)
• Các triệu chứng và rối loạn tâm lý (căng thẳng, khủng hoảng, đau buồn, mất mát, lo âu, trầm cảm...)
• Các vấn đề tâm linh: niềm tin, giá trị, ý nghĩa cuộc sống
• Các lo ngại, sợ hãi, nguyện vọng (đặc biệt ở giai đoạn cuối đời)
Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
• Chỉ khi cần cho quyết định y khoa. Ví dụ, có thể hữu ích:
○ Đánh giá chức năng thận (creatinine huyết thanh) để có thông tin cho những quyết định về các thuốc và liều thuốc.
○ Chụp cắt lớp vi tính người bệnh ung thư phổi và không có kết quả nào gần đây giúp ước đoán tiên lượng và nguy cơ khó thở nặng hơn.
Cảm nhận lâm sàng:
• Tóm tắt các vấn đề y khoa và các loại hình đau chính
• Chẩn đoán phân biệt cho mỗi triệu chứng (nguyên nhân nhiều khả năng nhất)
• Mục tiêu chăm sóc:
○ Bất kỳ mục tiêu chăm sóc nào đã thống nhất giữa người bệnh hoặc gia đình và bác sĩ, hoặc ghi rõ rằng chưa rõ mục tiêu chăm sóc.
Các can thiệp đề xuất:
• Đối với mỗi thuốc:
○ Liều chính xác
○ Đường dùng (uống, đặt hậu môn, dán, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch ...)
○ Khoảng cách thời gian dùng thuốc
○ Định kỳ hay khi cần
• Bất kỳ hỗ trợ tâm lý xã hội nào cần thiết
Kế hoạch để xác lập các mục tiêu chăm sóc, bao gồm nơi chăm sóc mong muốn, nếu chưa được thảo luận,
|