Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chăm sóc giảm nhẹ nhi khoa

(Tham khảo chính: 183/QĐ-BYT )

7.1. Các nguyên tắc

- Trẻ em không chỉ là người lớn thu nhỏ. Trong khi các nguyên tắc chung của chăm sóc giảm nhẹ có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, thì chăm sóc giảm nhẹ nhi cần phải chú ý tới các yếu tố thể chất, phát triển, tâm lý, đạo đức, tình thần và các mối quan hệ đặc trưng của trẻ em (xem Bảng 13).

Bảng 13. Chăm sóc giảm nhẹ nhi: những khác biệt so với chăm sóc giảm nhẹ người lớn

Tiên lượng, tuổi thọ dự tính và tác động về chức năng thường kém rõ ràng hơn

Cân phối hợp chăm sóc giảm nhẹ với các điều trị đặc hiệu tích cực hoặc điều trị duy trì sự sống thường xuyên hơn do tiên lượng không rõ ràng

Chăm sóc thường cân tập trung vào cả sự tăng trưởng/ phát triển và khả năng tử vong.

Gánh nặng cảm xúc lớn hơn cho các thành viên trong gia đình và nhân viên y tế vì các bệnh lý nghiêm trọng và đe dọa tính mạng thường không được coi là tình trạng bình thường ở trẻ em.

Người bệnh trải qua thay đỗi liên tục về sự phát triển: thể chất, hormon nội tiết, nhận thức, cảm xúc và biểu cảm.

Người bệnh có nhu cầu thay đôi về thông tin, giải trí, giáo dục, và các cách thức đối phó với căng thẳng. Do đó, các chuyên gia về đời sống trẻ em, kỹ thuật viên chơi với trẻ và chuyên gia về hành vi có thể tăng cường chăm sóc giảm nhẹ cho trẻ.

Các chẩn đoán của người bệnh có thể không rõ: người bệnh có thể bị các dị tật bẩm sinh không xác định loại hoặc các tình trạng bệnh lý gen hiếm gặp.

Một số tình trạng bệnh lý về gen có the ảnh hưởng đến nhiều trẻ trong một gia đình và tạo ra cảm giác tội lỗi ở ba mẹ.

Cân chuyên môn để nhận ra sự phát triển về nhận thức và cảm xúc của trẻ và giao tiếp theo cách phù hợp với sự phát triển về nhận thức và cảm xúc của trẻ: để cung cấp loại thông tin và lượng thông tin phù hợp nhất về bệnh và để lấy thông tin về những ưu tiên của trẻ trong việc chăm sóc.

- Rất nhiều bệnh lý ở trẻ em cần chăm sóc giảm nhẹ (xem Bảng 14). Do đó, chăm sóc giảm nhẹ nhi nên được phối hợp ở tất cả các lĩnh vực và tất cả các mức độ của hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ em, và cũng nên được phối hợp với nhiều phương pháp điều trị duy trì sự sống hoặc có khả năng điều trị triệt để như điều trị bạch cầu cấp và chăm sóc tích cực nhi khoa.

Bảng 14. Các đối tượng cần chăm sóc giảm nhẹ nhi (PPC)

Đối tượng

Ví dụ

Trẻ em với các tình trạng cấp tính đe dọa tính mạng mà có thể hoặc không thể hồi phục

Bất kỳ bệnh lý nguy cấp hoặc chấn thương, suy dinh dưỡng nặng

Trẻ em với các tình trạng mạn tính đe dọa tính mạng mà có thể điều trị khỏi hoặc kiểm soát trong một thời gian dài nhưng cũng có thể gây tử vong

Các bệnh lý ung thư, suy cơ quan chính, lao kháng đa thuốc, HIV/AIDS

Trẻ em với các tình trạng bệnh đe dọa tính mạng tiến triển mà không thể điều trị khỏi bệnh

Teo cơ tủy sống, Loạn dưỡng cơ Duchenne

Trẻ em với các tình trạng bệnh lý thần kinh nặng không tiến triển nhưng có thể diễn tiến xấu và tử vong

Bệnh lý não tổn thương không hồi phục, bại não liệt cứng tứ chi, nứt đốt sống

Trẻ sơ sinh sinh cực non hoặc có dị tật bẩm sinh nặng

Sinh cực non, không não, thoát vị hoành bấm sinh, tam bội nhiễm sắc thể 13 hoặc 18

Trẻ thực hiện thủ thuật gây đau

Sinh thiết tủy xương, chọc dò tủy sống, thay băng hoặc cắt lọc vết thương, mở tĩnh mạch

Các thành viên trong gia đình của một thai nhi hoặc trẻ mất đột ngột

Sảy thai, bệnh não thiếu oxy, bệnh lý não, nhiễm trùng huyết không kiểm soát được trên một trẻ trước đây khỏe mạnh, chấn thương do tai nạn xe máy, bỏng...

7.2. Các giai đoạn phát triển

Dựa trên sự phát triển của trẻ ở các giai đọan khác nhau, có thể hiểu được các nhu cầu của trẻ, hiểu biết của trẻ về cái chết, cách trẻ buồn bã do mất người thân, và các phản ứng của trẻ với thể chất và khó khăn. Tuy nhiên, trẻ em phát triển ở các tốc độ khác nhau qua nhiều mốc phát triển. Do đó, những nhân viên cung cấp chăm sóc giảm nhẹ nên thành thạo trong việc đánh giá các nhu cầu và giai đoạn phát triển cụ thể của từng trẻ và đáp ứng phù hợp. Trẻ em lớn lên cùng với bệnh mạn tính, có nhiều tương tác với các bác sĩ và bệnh viện, thường có hiểu biết chín chắn hơn về bệnh tật, chết và hấp hối hơn những trẻ cùng độ tuổi mà khỏe mạnh trong hầu hết đời sống.

7.2.1. Trẻ nhũ nhi (0-1 tuổi)

- Ở độ tuổi này trẻ giao tiếp không bằng lời nói.

- Người lớn nên sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ, giọng điệu đơn giản thể hiện tình cảm, chạm và vuốt ve trẻ.

- Cần được duy trì người chăm sóc, môi trường xung quanh và thói quen hàng ngày càng ổn định càng tốt.

- Hiểu và bị ảnh hưởng bởi sự buồn bã (được thể hiện) của ba mẹ hoặc người chăm sóc.

7.2.2. Trẻ nhỏ (1-3 tuổi)

- Tiếp tục cần được duy trì người chăm sóc, môi trường chung quanh và thói quen hàng ngày càng ổn định càng tốt.

- Người lớn nên đưa ra những giải thích đơn giản, rõ ràng và nhất quán, và chuẩn bị cho trẻ ngay trước một thủ thuật y tế.

- Bị ảnh hưởng bởi sự buồn bã của ba mẹ hoặc người chăm sóc.

- Không có khái niệm về cái chết.

7.2.3. Trẻ trước tuổi đi học (3-6 tuổi)

- Hiểu thế giới bằng cách pha trộn giữa thực tế và tưởng tượng (“suy nghĩ thần kỳ hóa”).

- Cần duy trì thói quen hàng ngày càng ổn định càng tốt.

- Hiểu cái chết có thể đảo ngược được: “ra đi tạm thời” hoặc “giấc ngủ dài”.

- Suy nghĩ về bản thân và có thể cảm thấy có trách nhiệm về bệnh tật của trẻ hoặc về nỗi buồn hoặc cái chết của ba hoặc mẹ. Do đó, cần tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ về nguyên nhân cái chết và điều chỉnh những khái niệm sai lầm.

- Khi ba hoặc mẹ mất, trẻ có thể suy diễn nỗi buồn của mẹ hoặc ba còn sống hoặc người chăm sóc là sự thất vọng về hành vi của trẻ. Do đó, điều quan trọng là cần giải thích một cách đơn giản cho trẻ là mọi người vẫn yêu tlnrơng trẻ, và người lớn buồn là vì ba hoặc mẹ trẻ đã mất.

7.2.4. Trẻ độ tuổi đi học (7-12 tuổi)

- Suy nghĩ cụ thể, chưa trừu tượng hóa.

- Trẻ bắt đầu hiểu nguyên nhân và kết quả.

- Hiểu cái chết không thể đảo ngược.

- Có nỗi sợ bị bỏ rơi, hủy hoại hoặc mất một phần cơ thể (cần đánh giá những suy nghĩ của trẻ bằng cách mời trẻ chia sẻ những suy nghĩ, những nỗi sợ hoặc buồn bã khi trẻ sẵn sàng).

- Cần trung thực và cởi mở về việc điều trị, về bệnh tật hoặc cái chết của ba mẹ nhưng không đưa quá nhiều chi tiết.

- Có thể coi điều trị như sự trừng phạt. Do đó, trấn an trẻ là điều trị không phải sự trừng phạt.

- Mong muốn hiểu và kiểm soát những gì đang diễn ra xung quanh. Người chăm sóc nên đưa ra một số lựa chọn để cho trẻ cảm giác được kiểm soát sự việc.

- Sau cái chết của ba mẹ, trẻ có thể nhanh chóng quay lại các hoạt động thường ngày và ở bên bạn bè. Những hoạt động này giúp trẻ đương đầu được với sự mất mát.

7.2.5. Thanh thiếu niên (13-16 tuổi)

- Có khả năng trừu tượng hóa suy nghĩ. Đặc tính văn hóa bắt đầu ở độ tuổi này.

- Trải qua sự thay đổi thể chất lớn và rất ý thức về bản thân.

- Bắt đầu thách thức những giá trị của ba mẹ, tách biệt với ba mẹ bằng cách phát triển cá tính theo bạn bè cùng tuổi.

- Cần được cho phép thể hiện sự giận dữ.

- Cần được cho phép có sự riêng tư và độc lập phù hợp. Duy trì giao tiếp với bạn bè.

- Cần cung cấp những giải thích trực riếp, rõ ràng và thành thật.

- Có thể có những cảm xúc và mối quan hệ rất phức tạp với cả ba mẹ đã mất và người còn sống. Điều này có thể làm cho việc giao tiếp và đau buồn trở nên khó khăn. Có thể quay sang chia sẻ nỗi buồn với một người lớn khác không phải là ba mẹ. Có một người lớn để trẻ thanh thiếu niên có thể chia sẻ khi nhớ về ba hoặc mẹ đã mất, người lớn này có thể là mẹ hoặc ba còn sống hoặc một người lớn khác.

- Có nguy cơ bị trầm cảm. Các dấu hiệu có thể bao gồm cảm giác tội lỗi, suy nghĩ tự sát. Trầm cảm nếu có cần phải điều trị.

7.3. Đánh giá và điều trị đau ở trẻ em

7.3.1. Các nguyên tắc

- Phân loại và các nguyên nhân của đau giống nhau giữa người lớn và trẻ em (xem Phần II).

- Đánh giá đau ở trẻ em:

+ Thước đo tin cậy nhất về triệu chứng đau của người bệnh là lời khai của người bệnh. Tuy nhiên, trẻ em vẫn có thể cảm thấy đau cho dù trẻ không biểu hiện ra bên ngoài là trẻ đang bị đau. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể không có khả năng khai đau. Trong những tình huống này, đánh giá nên dựa trên quan sát và lời khai của người chăm sóc .

+ Nên sử dụng các công cụ đánh giá đau đặc hiệu theo tuổi của trẻ.

7.3.2. Đánh giá đau

Bắt đầu với việc quan sát trực tiếp trẻ và lời khai của ba mẹ hoặc những người chăm sóc trưởng thành.

- Ghi nhận vị trí cơ thể, các cử động tự ý, mức độ phản ứng với kích thích, và tirơng tác với những người khác.

- Ở những trẻ chua biết nói, đau có thể được thể hiện qua khóc, kích thích, thu mình lại hoặc co lại, tăng trương lực cơ, nhăn mặt hoặc sợ hãi.

+ Hỏi xem trẻ có đau hay không và đau ở đâu trước khi cố gắng khám trẻ, ngay cả khi trẻ rất nhỏ.

+ Khám thể chất, hoặc thậm chí dự đoán trước việc khám thể chất, có thể làm trẻ bắt đầu khóc. Khi trẻ sợ hãi và khóc, rất khó hoặc không thể xác định các vùng bị đau và hoàn thành việc khám thể chất. Để giảm sự sợ hãi của trẻ, bảo trẻ nói cho bạn biết ngay khi trẻ đau.

+ Đau thần kinh có thể đi kèm những sự thay đổi về vận động hoặc cảm giác.

7.3.3. Các công cụ đánh giá đau ở trẻ em và các cách thức giảm đau

a) Trẻ sơ sinh và nhũ nhi tới 6 tháng tuổi

- Đánh giá đau bằng Thang điểm CRIES.

- GHI CHÚ quyết định lâm sàng cần cho mỗi người bệnh và tình huống

 

b) Trẻ 6 tháng đến 7 tuổi (trước khi biết nói hoặc khiếm khuyết khả năng ngôn ngữ)

c) Trẻ 3-7 tuổi (nói được)

Thang điểm đánh giá đau khuôn mặt Wong- Baker

- Giải thích cho người bệnh rằng mỗi khuôn mặt là cho một người đang vui vì không đau hoặc buồn vì người đó bị đau. Mức độ đau thể hiện qua độ cong của miệng và lông mày và trong biểu hiện của mắt.

- Yêu cầu người bệnh chọn một khuôn mặt mô tả đủng nhất mức độ đau hiện tại.

Bảng 15. Kết quả của đánh giá cường độ đau

Cường độ đau

Thang điểm cường độ đau

Thang điểm đánh giá đau khuôn mặt Wong-Baker

Nhẹ

1 -3

Đau một chút

Trung bình

4-6

Đau thêm chút nữa

Đau hơn nữa

Nặng

Trên 7

Đau hơn rất nhiều

Đau khủng khiếp

d) Trẻ > 7 tuổi

Xem Phần III, Bảng 2Bảng 3 để biết thêm chi tiết về kiểm soát đau.

7.4. Dự phòng và điều trị đau do thủ thuật

7.4.1. Các nguyên tắc

- Đối với những thủ thuật nhanh và ít xâm lấn như lấy máu tĩnh mạch, những kỹ thuật không dùng thuốc đơn giản như làm xao nhãng hoặc thư giãn có thể sử dụng trước, trong và sau thủ thuật để hạn chế đau, lo sợ và căng thẳng do đau ở mức tối thiểu. Giảm đau tại chỗ nếu có cũng có thể sử dụng.

- Đối với những thủ thuật phức tạp hơn, như thay băng trong bỏng, thuốc giảm đau toàn thân nên được sử dụng, có thể thuốc không opioid hoặc opioid như morphin. Đau trong và sau mổ thường cần morphin.

Bảng 16. Kiểm soát đau trong thủ thuật ở trẻ em

Thủ thuật

Trẻ sơ sinh

Trẻ lớn

Chích máu gót chân

Sucrose 24% 0,2 - 0,3 ml cho trẻ sinh non và 1 - 2ml cho trẻ sinh đủ tháng, uống 2 phút trước thủ thuật, liều tối đa: 0,5ml đối với trẻ 27-31 tuần, 1 ml đối với trẻ 32-36 tuần, 2 ml đối với trẻ ≥ 37 tuần

 

Lấy máu xét nghiệm và chích tĩnh mạch

Sucrose như ở trên.

Kem lidocain/prilocain 0,25 - 1g bôi tại chỗ 60 phút trước thủ thuật.

Liều/ vị trí: 0,25g (0 - 12 tháng), 0, g (1-11 tuổi). Liều tối đa (nhiều vị trí khác nhau): 1g (0-3 tháng), 2g (3-12 tháng), 10g (1-5 tuổi), 20g(6-11 tuổi). Thận trọng ở người bệnh met- hemoglobin huyết hoặc sinh non.

Kem lidocain/prilocain

Đặt ống mũi dạ dày

Sucrose như ở trên

Gây tê tại chỗ như bôi gel bôi trơn có chứa lidocain trước khi đặt.

Tiêm ngừa

Sucrose như ở trên

Kem lidocain/prilocain

Chọc dò tủy sống

Sucrose như ở trên

Kem lidocain/prilocain

Midazolam 0,1mg/kg TMC nếu trẻ không nằm yên

Morphin 0,05 - 0,1mg/kg TMC hoặc fentanyl 0,5 - 3mcg/kg TMC nếu trẻ đã đặt nội khí quản.

Kem lidocain/prilocain

Midazolam 0,1mg/kg TMC.

Đối với những trẻ cần chọc dò tủy sống nhiều lần, gây mê toàn thân nên được thực hiện.

Đặt nội khí quản

Fentanyl 0,5 - 3mcg/kg TMC và Midazolam 0,1mg/kg TMC.

Morphin 0,05 - 0,1mg/kg hoặc Fentanyl TMC và Midazolam 0,1mg/kg TMC.

Đặt ống dẫn luu màng phổi

Gây tế tại chỗ sử dụng lidocain 1% tiêm dưới da 2 - 4 mg/kg.

Morphin 0,05 - 0,1mg/kg TMC.

Kem lidocain/prilocain

Tiêm dưới da lidocain đệm

Midazolam 0,1mg/kg TMC và Morphin 0,05 - 0,1mg/kg TMC.

Gây mê toàn thân nên được cân nhắc đối với những người bệnh đặc biệt kích thích.

Rút ống dẫn lưu màng phổi

Kem lidocain/prilocain

Morphin 0,05 - 0,1mg/kg TMC

Đặt dẫn lưu bàng quang

 

Cho gel bôi trơn có chứa lidocain 1% hoặc 2% vào niêm mạc niệu đạo

Thay băng ở trẻ bị bỏng

Morphin 0,05 - 0,1mg/kg TMC, +/- midazolam 0,1mg/kg TMC.

Xem xét gây mê toàn thân ở những lần thay băng đầu tiên nếu trẻ đặc biệt đau hoặc lo lắng.

Chọc hút/ sinh thiết tủy xương

Sử dụng gây tê tại chỗ như lidocain đệm hoặc lidocain.

Midazolam 0,1mg/kg TMC.

Morphin 0,05 - 0,1mg/kg TMC.

7.5. Đánh giá và giảm các triệu chứng khác ở trẻ em

Bảng 17. Giảm triệu chứng không phải đau ở trẻ em

Triệu chứng

Các thuốc chăm sóc giảm nhẹ (lựa chọn thuốc phù hợp cho quyết định điều trị)

Liều lượng và đường dùng

Khó thở

Morphin sulfat uống hoặc Morphin clohydrat TMC

Như trong Phần III, Bảng 4

Lorazepam

0,025 - 0,1mg/kg Uống/TDD/TMC mỗi 4 giờ khi cần cho khó thở kháng với điều trị bằng Morphin (có kèm lo âu).

Táo bón

Bisacodyl

3-11 tuổi: bắt đầu với 5mg một hoặc hai lần mỗi ngày. Tối đa 30 mg/ ngày.

12 tuổi hoặc lớn hơn: 5 - 15mg một hoặc hai lần mỗi ngày. Tối đa 30mg/ ngày.

Glycerin đặt trực tràng

1 viên đặt trực tràng một lần mỗi ngày.

Sorbitol

5-10ml uống mỗi 2 giờ cho đến khi có phân

Fleet thụt tháo cho trẻ em

Một lần mỗi ngày khi cần

Tiêu chảy

Loperamid

13-20 kg: 1mg ba lần mỗi ngày uống khi cần

20-30 kg: 2mg hai lần mỗi ngày uống khi cần

> 30 kg: 2mg ba lần mỗi ngày uống khi cần

Buồn nôn/ Nôn

Diphenhydramin (là một thuốc hỗ trợ cho các thuốc chống nôn khác, hoặc cho buồn nôn gây ra do cảm giác tiền đình)

1mg/kg uống/TMC mỗi 6 giờ khi cần. Tối đa 50mg/ liều.

Dexamethason:

• Cho buồn nôn gây ra bởi các độc tố gây nôn, rối loạn chuyển hóa, tắc ruột do bệnh ung thư, căng bao gan do bệnh ung thư

• Cho buồn nôn gây ra bởi phù não với tăng áp lực nội sọ

0,3mg/kg/ngày uống hoặc TMC

1mg/kg/ ngày uống hoặc TMC chia thành 3 liều (mỗi 8 giờ), liều tối đa 16 mg/ngày

Metoclopramid (cho buồn nôn gây ra bởi liệt dạ dày hoặc liệt ruột)

0,2mg/kg uống mỗi 8 giờ khi cần. Tối đa 10mg/ liều.

Ondansetron (cho buồn nôn gây ra bởi hóa trị ung thư hoặc xạ trị)

0,15mg/kg uống mỗi 8 giờ khi cần

Lorazepam (cho buồn nôn gây ra bởi lo âu)

0,025 - 0,1mg/kg uống/TMC mỗi 8 giờ khi cần. Tối đa 2 mg/ liều.

Haloperidol (cho buồn nôn gây ra bởi độc tố gây nôn)

0,5mg - 2mg uống hoặc TMC mỗi 6 giờ khi cần hoặc định kỳ.

Sốt

Paracetamol

Ibuprofen

Xem Phần III, Bảng 2

Đổ mồ hôi

Cimetidin

Sơ sinh: 5 - 20mg/kg/ngày uống chia thành các liều mỗi 6-12 giờ

Nhũ nhi: 10 - 20mg/kg/ngày uống chia thành các liều mỗi 6-12 giờ

Trẻ lớn: 20 -40mg/kg/ngày uống chia thành các liều mỗi 6-8 giờ

Mất ngủ

Lorazepam

0,025 - 0,1mg/kg Uống/TDD/TMC trước khi ngủ. Tối đa 2mg/ liều

Amitriptylin

Trẻ em: Bắt đầu với 0,1mg/kg uống trước khi đi ngủ. Tăng khi cần và tăng mỗi 3-4 ngày tới tối đa 0,5mg/kg.

Lo âu

Lorazepam

0,025 - 0,1mg/kg Uống/TMC mỗi 6 giờ khi cần. Tối đa 2 mg/ liều.

Sảng

Haloperidol

0,5 - 2mg uống hoặc TMC mỗi 4 giờ khi cần.

Mệt mỏi/ yếu (ở giai đoạn cuối)

Methylprednisolon

1mg/kg một hoặc hai lần mỗi ngày uống với thức ăn hoặc TMC

Tăng tiết dịch hô hấp giai đoạn cuối (“tiếng nấc hấp hối”)

Hyoscin butyl bromid

6-12 tuổi: 0,5mg TMC/TDD tới 4 lần một ngày khi cần.

7.6. Hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em

7.6.1. Hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhi cần chăm sóc giảm nhẹ

a) Những khó khăn bệnh nhi đối mặt

- Bệnh nhi có thể trở nên hoảng sợ, bối rối, căng thẳng và rối loạn lo âu khi phải đổi môi trường sống, mất đi các hoạt động học tập và vui chơi thông thường, thiếu tương tác với bạn bè và tiếp nhận các điều trị phức tạp.

- Bệnh nhi có thể có triệu chứng hoang mang, căng thẳng khi không được cung cấp thông tin về tình trạng bệnh của mình.

- Các triệu chứng khủng hoảng, lo âu và có thể là trầm cảm khi tiếp nhận tin xấu.

- Bệnh nhi có gia đình nghèo thường không được tiếp cận các chăm sóc tâm lý xã hội

b) Hưởng tiếp cận và hỗ trợ bệnh nhi

- Thông báo tình trạng bệnh cho bệnh nhi bằng cách đơn giản nhưng thẳng thắn nhất, có thể là một phần, tùy theo nhu cầu và sự hiểu biết của trẻ, tránh giấu bệnh, nói dối trẻ. Thảo luận với trẻ những điều trị và thay đổi trong cuộc sống mà trẻ có thể trải qua.

- Nhân viên xã hội và tâm lý khuyến khích trẻ bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc và hỗ trợ trẻ một cách thường xuyên thông qua phương pháp chơi với trẻ, trị liệu nghệ thuật hay tham vấn.

- Giúp trẻ làm quen với môi trường điều trị mới và lịch trình sinh hoạt mới. Cố gắng giảm thiểu sự thay đổi càng ít càng tốt, khuyến những hoạt động thường ngày mà trẻ có thể duy trì dù đang tiếp nhận điều trị và chăm sóc giảm nhẹ.

- Duy trì các mối quan hệ xã hội có sẵn của trẻ (trường lớp, bạn bè, thầy cô, họ hàng...) và giúp trẻ tiếp cận và xây dựng các mối quan hệ mới (bạn mới trong bệnh viện, bác sĩ điều trị, nhân viên xã hội).

- Những rối loạn tâm lý phức tạp và nặng cần được chuyển đến chuyên viên tâm lý, bác sĩ tâm thần.

Ghi chú: Hỗ trợ tâm lý xã hội trên bệnh nhi cần có tiếp cận dựa trên lứa tuồi và mức độ phát triển tâm lý.

7.6.2. Hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em có ba mẹ mắc bệnh nặng giai đoạn cuối và trẻ mất người thân

a) Những khó khăn bệnh nhi đối mặt

- Bối rối, sợ hãi, cô đơn...

- Cảm thấy có lỗi và nghĩ là do con làm gì đó sai mà ba mẹ mắc bệnh

- Cảm thấy tức giận mỗi khi người lớn kêu con im lặng hoặc làm nhiều việc nhà hơn.

- Lơ là việc học hoặc không muốn tham gia các hoạt động thường có trước đây như đi học võ, chơi đá banh với bạn, sinh hoạt đội văn nghệ hay đi nhà thờ/chùa...

- Gây sự hoặc gây rối ở trường lớp hoặc ở nhà.

- Muốn ở lì trong nhà và sợ ra ngoài.

b) Hưởng tiếp cận và hỗ trợ bệnh nhi

- Trẻ có ba mẹ bị mắc bệnh hoặc bị mất người thân cần được tiếp tục các hoạt động phù hợp lứa tuổi. Thời gian bên gia đình và các thói quen hàng ngày nên được đảm bảo (nếu được).

- Trẻ em nên được thông báo về bệnh tình của ba mẹ, khuyến khích trẻ nói với một người lớn mà trẻ tin cậy tất cả những gì trẻ biết được về bệnh tình hoặc sự qua đời của ba mẹ. Quan trọng là cần thành ứiật với trẻ mà không làm trẻ bị quá tải. Nhìn chung, nên để trẻ đặt các câu hỏi và kiên nhẫn giải thích. Cho trẻ hiểu ba mẹ bệnh hay qua đời không phải lỗi do con.

- Kết nối các hỗ trợ xã hội và nguồn lực hỗ trợ gia đình và trường học để giúp trẻ được quan tâm chăm sóc dù cha mẹ đang điều trị bệnh hay qua đời.

- Tham vấn tâm lý xã hội giúp trẻ bộc lộ lo lắng, cảm xúc và những khó khăn xã hội mà trẻ có thể đang đối mặt.

- Các vật dụng gợi kỷ niệm (các hộp, sách, các món quà từ ba mẹ) giúp trẻ duy trì sự liên kết tâm linh với ba hoặc mẹ đã mất của trẻ. Các vật dụng gợi kỷ niệm đó có thể giúp trẻ trong quá trình đau buồn, hiểu được sự mất mát, và phát triển và duy trì cảm nhận về đặc tính và nguồn gốc. Chúng có thể bao gồm các bức hình, các lá thư, các câu chuyện gia đình, nhật ký, băng ghi âm hay video, quà tặng.

- Tham vấn gia đình trong trường hợp cần thiết.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20220218183_QD-BYT_502118.doc .....(xem tiếp)

  • Lời nói đầu
  • Giới thiệu về chăm sóc giảm nhẹ
  • Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ
  • Đánh giá và điều trị đau
  • Đánh giá & giảm nhẹ các đau khổ thể chất khác, tâm lý, xã hội và tâm linh
  • Đánh giá và giảm nhẹ đau khổ về tâm lý
  • Đánh giá và điều trị đau khổ về tâm linh
  • Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh với các bệnh lý cụ thể
  • Những cấp cứu thường gặp trong chăm sóc giảm nhẹ
  • Chăm sóc giảm nhẹ nhi khoa
  • Điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ
  • Chăm sóc cuối đời
  • Lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào hệ thóng chăm sóc sức khỏe
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    người vô gia cư

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kỹ thuật chăm sóc người bệnh hồng ban đa dạng

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Suy hô hấp sơ sinh
    phác đồ xử trí các bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi IMCI
    Tài liệu tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space