Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


6.2. Điều trị nguyên nhân

(Tham khảo chính: 4689/QĐ-BYT )

6.2.1. Thuốc kháng vi rút

* Nguyên tắc:

- Đối với thuốc chưa được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới: việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.

- Thuốc đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh (ví dụ: thuốc remdesivir, favipiravir,...).

Bảng 5. Các thuốc kháng vi rút trong điều trị COVID-19

Hoạt chất

Chỉ định

Chống chỉ định

Liều dùng

Chú ý

Remdesivir

- Bệnh nhân nội trú khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở oxy lưu lượng dòng cao (HFNC), hoặc thở máy không xâm nhập

- Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason).

- Ưu tiên sử dụng thuốc cho nhóm nguy cơ cao: người bệnh trên 65 tuổi, người có bệnh nền, người bệnh béo phì (BMI > 25).

- Không nên bắt đầu sử dụng cho người bệnh COVID-19 cần thở máy xâm nhập, chạy ECMO. Với các trường hợp đã được điều trị bằng remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng remdesivir cho đủ liệu trình.

- Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.

- Suy giảm chức năng thận (mức lọc cầu thận ước tính eGFR < 30mL/phút).

- Tăng enzym ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường.

+ Người ≥ 12 tuổi và cân nặng > 40kg: Ngày đầu 200mg, những ngày sau 100mg/ngày, truyền tĩnh mạch 1 lần trong 30 - 120 phút.

+ Người < 12 tuổi hoặc cân nặng 3,5 kg - 40 kg (EUA): Ngày đầu 5 mg/kg, các ngày sau 2,5 mg/kg, truyền tĩnh mạch 1 lần trong 30 - 120 phút.

+ Thời gian điều trị: 5 ngày.

- Không dùng remdesivir đơn độc, cần phối hợp thêm với corticoid.

- PNCT và nuôi con bằng sữa mẹ: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

- Không nên sử dụng remdesivir cho phụ nữ có thai trong trường hợp cho chỉ định khác.

Favipiravir 200mg

Bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ

- PNCT, phụ nữ đang có kế hoạch có thai. < 18 tuổi

- Suy gan nặng, suy thận nặng

- Phụ nữ cho con bú

- Liều dùng: ngày đầu uống 1600mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600 mg/lần x 2 lần/ngày

- Thời gian điều trị: 7-14 ngày

- Chú ý ít nhất 2 ngày đầu dùng thuốc do có thể gây rối loạn tâm thần

- Tiền sử gout vì có thể làm tăng acid uric và làm nặng thêm bệnh

Molnupiravir 400mg

Bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ

- PNCT 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch có thai.

Liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt

 

6.2.2. Kháng thể kháng vi rút

- Đối với thuốc chưa được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới: việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.

- Thuốc đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh (ví dụ: thuốc casirivimab 600 mg + imdevimab 600 mg, bamlanivimab + etesevimab,...).

Bảng 6. Các thuốc kháng thể kháng vi rút trong điều trị COVID-19

Hoạt chất

Chỉ định

Chống chỉ định

Liều dùng

Chú ý

Casirivimab 600 mg + Imdevimab 600 mg

- Bệnh khởi phát dưới 10 ngày với mức độ bệnh nhẹ đến trung bình và có nguy cơ tiến triển lên mức độ nặng.

Người dưới 40kg Trẻ em < 12 tuổi hoặc trẻ em dưới 40kg

PNCT và cho con bú

Casirivimab 600 mg + Imdevimab 600 mg truyền tĩnh mạch một lần trong 30 phút. (có thể tiêm dưới da ¼ liều trên trong trường hợp không truyền được tĩnh mạch).

+Thời gian điều trị: Dùng một liều duy nhất

WHO, FDA khuyến cáo

Theo dõi 1 giờ sau khi kết thúc truyền

Bamlanivimab 700mg + Etesevimab 1400mg

- Chỉ định: Bệnh khởi phát dưới 10 ngày với mức độ bệnh nhẹ đến trung bình và có nguy cơ tiến triển lên mức độ nặng.

- Trẻ em < 12 tuổi

- Cân nặng < 40kg

Thời gian điều trị: Dùng một liều duy nhất

FDA khuyến cáo: hướng dẫn sử dụng theo FDA

Theo dõi 1 giờ sau khi kết thúc truyền

Sotrovimab

- Chỉ định: Bệnh khởi phát dưới 10 ngày với mức độ bệnh nhẹ đến trung bình và có nguy cơ tiến triển lên mức độ nặng.

- Trẻ em < 12 tuổi

- Cân nặng < 40kg

+Sotrovimab 500 mg truyền tĩnh mạch một lần trong 30 phút.

+Thời gian điều trị: Dùng một liều duy nhất

FDA khuyến cáo, Theo dõi 1 giờ sau khi kết thúc truyền

6.2.3. Thuốc ức chế Interleukin-6

- Đối với thuốc chưa được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới: việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.

- Thuốc đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh (ví dụ: thuốc tocilizumab,...).

Bảng 7. Các thuốc ức chế Interleukin-6 trong điều trị COVID-19

Hoạt chất

Chỉ định

Chống chỉ định

Liều dùng

Chú ý

Tocilizumab

- BN COVID-19 điều trị nội trú nhập viện trong vòng 3 ngày, có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập và có CRP ≥ 75 mg/L.

- BN COVID-19 điều trị nội trú nhập viện trong vòng 24 giờ cần thở máy xâm nhập.

- BN suy giảm miễn dịch, BC trung tính < 0,5 G/L

- Tăng enzym ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường

- TC < 50 G/L

- Cân nặng ≥30 kg: 8 mg/kg, truyền tĩnh mạch một lần trong vòng 60 phút, liều tối đa 800 mg.

- Cân nặng < 30 kg: 12mg/kg, truyền tĩnh mạch một lần trong vòng 60 phút.

- Sau 8h nếu không cải thiện triệu chứng có thể dùng liều thứ 2.

- Không dùng tocilizumab đơn độc, kết hợp dexamethaxon 6mg hoặc corticoid liều tương đương

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20211125covid.docx .....(xem tiếp)

  • 6.1. Tổng hợp nguyên tắc điều trị
  • 6.2. Điều trị nguyên nhân
  • 6.3. Điều trị suy hô hấp
  • 6.4. Điều trị suy tuần hoàn
  • 6.5. ECMO
  • 6.6. Điều trị corticoid
  • 6.7. Điều trị chống đông
  • 6.8. Điều trị bội nhiễm
  • 6.9. Chỉ định lọc máu
  • 6.11. Dinh dưỡng
  • 6.12. Phục hồi chức năng
  • 6.13. Tư vấn hỗ trợ, xử trí một số rối loạn tâm lý
  • 6.14. Điều trị hỗ trợ khác
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đảm bảo hiệu quả kinh tế

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tỷ lệ nhiễm H.Pylori trong dân số

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá trên siêu âm

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Những nguyên nhân khác
    bài làm 7
    151
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space