Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán

(Tham khảo chính: 1572/QĐ-BYT )

4.1. Trường hợp bệnh nghi ngờ

Là trường hợp có tiền sử dịch tễ ăn cá nước lợ hoặc cá nước ngọt chưa nấu chín hoặc ướp muối hoặc người sống ở vùng lưu hành sán lá ruột nhỏ và có một trong các triệu chứng sau:

+ Mệt mỏi, chán ăn;

+ Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, bụng chướng, tiêu chảy không thường xuyên;

+ Thiếu máu;

+ Xét nghiệm: bạch cầu ái toan tăng.

4.2. Trường hợp bệnh xác định

Là trường hợp bệnh nghi ngờ và xác định thêm một trong các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

- Xét nghiệm phân hay dịch tá tràng xác định có trứng sán lá ruột nhỏ;

- Nội soi ống tiêu hóa tìm được sán lá ruột nhỏ trưởng thành;

- Xét nghiệm PCR xác định được sán lá ruột nhỏ.

4.3. Chẩn đoán phân biệt

- Sán lá gan nhỏ: Triệu chứng lâm sàng có thể có vàng da tắc mật; Sán lá gan nhỏ gây tổn thương đường mật trong và ngoài gan, viêm xơ đường mật gây dày thành đường mật và giãn nhẹ đường mật. Đặc biệt trứng sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae rất giống trứng sán lá gan nhỏ cả về hình thái và kích thước. Trứng sán lá ruột nhỏ họ Echinostomatidae dễ nhầm với trứng giun đũa không thụ tinh.

- Giun lươn đường ruột: xét nghiệm soi tươi phân tìm thấy ấu trùng giun lươn trong phân hoặc ELISA phát hiện kháng thể giun lươn dương tính.

  • Triệu chứng lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Tiêu chuẩn khỏi bệnh
  • Phòng bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dụng cụ tử cung - W12

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yếu tố nguy cơ nhiễm HPV

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mục tiêu
    Điều trị
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space