Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


phòng ngừa tai biến sản khoa

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Phòng bệnh tốt có thể hạ thấp hoặc xoá bỏ các tai biến sản khoa, giảm tỉ lệ tử vong và bệnh lý của mẹ và con.
Để phòng ngừa các tai biến sản khoa, cầnphải khám thai định kỳ, phát hiện sớm các nguy cơ nói trên để chuyển tuyến sớm, theo dõi và điều trị kịp thời.
Phải sử dụng biểu đồ chuyển dạ để phát hiện sớm, tránh chuyển dạ kéo dài: nếu thấy
cổ tử cung mở chậm, ối vỡ non... chuyển lên tuyến trên.
3.1.    Đề phòng chảy máu sau đẻ
-    Chuyển tuyến chuyên khoa các sản phụ nguy cơ cao chảy máu sau đẻ như đa thai, đa ối, bệnh toàn thân...
-    Xử trí tích cực giai đoạn III có hệ thống.
-    Sử dụng thận trọng thuốc giảm co, nếu có cơn co cường tính phải gọi cấp cứu ngay tránh suy thai, rau bong non, vỡ tử cung...
-    Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, đỡ rau đúng kỹ thuật, kiểm tra rau và màng rau cẩn thận, tránh sót rau, sót màng gây chảy máu.
-    Kiểm tra đường sinh dục dưới, tránh bỏ sót các sang chấn gây chảy máu.
-    Tư vấn và vận động sinh đẻ có kế hoạch vì đẻ nhiều lần là nguyên nhân gây chảy
máu.
4.2.    Phòng nhiễm khuẩn hậu sản
-    Trong khi có thai: điều trị các ổ viêm nhiễm của sản phụ (ở da, họng..), viêm đường sinh dục, tiết niệu.
 
-    Trong chuyển dạ: hạn chế thăm âm đạo, vô trùng khi thăm khám, dụng cụ đảm bảo vô khuẩn, đề phòng nhiễm khuẩn ối.
-    Trong đẻ: không để sót rau, kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo đúng chỉ định.
-    Sau đẻ: tránh ứ sản dịch, buồng bệnh sạch sẽ, định kỳ phải được chạy tia cực tím, tăng cường sức đề kháng cho sản phụ.
-    Khi đã nghi ngờ hoặc phát hiện ra nhiễm khuẩn hậu sản phải gửi ngay lên tuyến
chuyên khoa.
4.3.    Phòng vỡ tử cung
-    Khi có thai:
•    Phải khám thai định kỳ, phát hiện sớm các nguy cơ đẻ khó như khung chậu hẹp, khung chậu méo, có sẹo mổ cũ ở tử cung, thai to, ngôi bất thường...
•    Tuyến cơ sở (xã, khu phố, huyện…) không có khả năng phẫu thuật thì không được quản lí các loại đẻ khó mà phải gửi lên tuyến trên để quản lí.
•    Các trường hợp thai nguy cơ cao, có sẹo ở tử cung… phải được vào viện trước ngày đẻ dự kiến hai tuần để theo dõi cẩn thận và chỉ định đúng lúc.
•    Trong những tháng cuối hoặc gần ngày đẻ, thai phụ được nghỉ ngơi, không đi
xa,
-    Khi chuyển dạ:
•    Khám phát hiện sớm các nguyên nhân đẻ khó
•    Theo dõi sát cuộc chuyển dạ, phát hiện được dấu hiệu doạ vỡ tử cung để xử trí kịp thời.
•    Cấm đẩy bụng khi rặn đẻ, khi sổ thai.
•    Khi sử dụng các thuốc tăng co, tiêm truyền nhỏ giọt Oxytocin cần phải đúng chỉ định, đúng liều lượng và theo dõi cẩn thận.
4.4.    Phòng và phát hiện sớm tiền sản giật, sản giật
-    Các cán bộ cơ sở phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động thai phụ nâng cao sự hiểu biết cho họ để họ quan tâm và tự giác đi khám thai theo định kỳ, khi có một trong những triệu chứng phù,đau đầu... phải đến khám thai ngay.
-    Khám và quản lí thai nghén tốt tại tuyến cơ sở, phát hiện sớm các trường hợp có tiền sản giật từ thể nhẹ để điều trị kịp thời, chuyển sớm những trường hợp tiền sản giật nặng lên tuyến trên, không để xảy ra sản giật tại cơ sở.
-    Phải trang bị cho tất cả các cơ sở quản lí thai nghén có đầy đủ máy đo huyết áp, cân nặng, dd axit nitric, bàn khám sản khoa...
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Khái niệm về tai biến sản khoa
  • Nhận biết nguy cơ tai biến sản khoa
  • phòng ngừa tai biến sản khoa
  • tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nhồi máu não

    5331/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số loại vắc-xin thường dùng và lịch tiêm chủng

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Vết rạn da (Striae gravidarum)

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phức bộ QRS
    Điều trị
    Các tình huống sản phụ khoa
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space