tổng quan
Khoảng PR về bản chất thể hiện khoảng thời gian bắt đầu khử cực của của khối cơ nhĩ đến khi bắt đầu khử cực khối cơ thất. Tuy nhiên thông thường khoảng PR diễn giải thời gian từ lúc khởi phát điện của nút xoang, qua khối cơ nhĩ, quan nút nhĩ thất, đến bó His và đến tâm thất. So với tình trạng co bóp của nhĩ và thất, có thời gian trì hoãn sinh lý được thể hiện bằng hiện tượng trì hoãn dòng điện tại nút nhĩ thất (thể hiện bằng đoạn đẳng điện PR), có sự lệch pha co bóp nhĩ trước - thất sau giúp tạo điều kiện cho dòng máu đi từ nhĩ xuống thất. Điều này giúp tối ưu hóa công co bóp của cơ tím, như vậy nút nhĩ thất AV hoạt động như một bộ điều chỉnh dẫn truyền tính hiệu điện để giúp tim co bóp tốt.
Khoảng PR bình thường là 120 mili giây đến 200 mili giây (ba ô vuông nhỏ đến năm ô vuông nhỏ trên ECG ở tốc độ giấy tiêu chuẩn là 25 mm / giây). Các khoảng PR phải đều nhau. Do đó, khoảng PR được xem là ngắn nếu thời gian của khoảng PR <120 mili giây (tương đương với nhỏ hơn ba ô vuông nhỏ trên ECG). Hiện tượng khoảng PR rút ngắn trên ECG gợi ý khả năng có sự dẫn truyền nhanh tính hiệu từ nút phát nhịp sinh lý (nút xoang) qua nút nhĩ thất đến mạng lưới purkinje. Vậy có mấy khả năng bệnh lý giải thích hiện tượng này:
- Nhịp trên thất (không phải nút xoang), nằm cạnh nút nhĩ thất
- Ổ phát nhịp là nút nhĩ thất
- Đường dẫn truyền phụ tại nút nhĩ thất (AVNRT)
- Đường dẫn truyền phụ ngoài nút nhĩ thất (AVRT)
Lý do phổ biến nhất là tín hiệu điện không đi qua đường giao nút AV thông thường bằng cách sử dụng đường dẫn phụ.
Hai bất thường bệnh lý liên quan đến đường phụ là hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) và hội chứng Lown-Ganong-Levine (LGL). Hội chứng Lown-Ganong-Levine trên ECG là khoảng PR ngắn với thời gian QRS bình thường. Cả Wolff-Parkinson-White và Lown-Ganong-Levine đều được xem là hội chứng kích thích sớm, có nghĩa là tâm thất bị khử cực quá sớm do dẫn truyền dọc theo con đường phụ. Điều này dẫn đến một nhịp QRS của thất đến sớm hơn dự kiến.
|