Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


đại cương

(Tham khảo chính: Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm )

1.1         Các hiện tượng của quá trình  phát triển

Có thể khái quát quá trình phát triển ở trẻ em qua 3 hiện tượng:

1/ Hiện tượng thích nghi: chủ yếu ở thời kì sơ sinh. Đây là hiện tượng thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể để trẻ có thể chuyển từ môi trường sống trong tử cung sang môi trường độc lập bên ngoài cơ thể mẹ. Chúng ta có thể liệt kê một số đáp ứng thích nghi như khả năng trao đổi oxy qua phổi, thay đổi hệ tuần hoàn với sự đóng lại của vách liên nhĩ cho phép hình thành 2 hệ tuần hoàn độc lập, phản xạ bú, phản xạ cầm nắm....

2/ Hiện tượng tăng trưởng: các cơ quan, bộ phận phát triển về kích thước và chức năng. Chú ý có một số cơ quan cơ thể mà các đơn vị cấu tạo chính không còn tăng thêm sau sinh như thận, não nhưng tế bào vẫn phát triển về chất. Tăng trưởng là hiện tượng đặc thù của cơ thể trẻ em. Chúng ta có thể thấy các ví dụ như sự tăng trưởng của hệ cơ xương khớp với sự dài ra của các xương, tăng trưởng kích thước gan, lách, ruột và các tạng cơ thể.

3/ Hiện tượng trưởng thành: là sự hoàn thiện tới mức cao nhất về mặt chức năng, xảy ra đồng thời với quá trình tăng trưởng. Hiện tượng này rõ nhất là vào thời kì dậy thì. Điển hình nhất là sự khởi động của hoạt động nội tiết tố, dẫn đến làm các tế bào sinh dục biến đổi cấu trúc và chức năng, các cơ quan cũng tăng trưởng để trưởng thành.

Như đã mô tả, việc phân biệt tăng trưởng và trưởng thành không phải lúc nào cũng rõ ràng. Lý do là cả hai hiện tượng này co tính chất tương quan chặt với nhau, lồng ghép xuyên suốt trong quá trình trưởng thành của hệ cơ quan, của trẻ.

Một cách cụ thể, tăng trưởng là sự thay đổi về thể chất như tầm vóc theo thời gian. Trưởng thành là quá trình tiến triển hoàn thiện của năng khiếu và chức năng, thể hiện bằng khả năng thực hiện được phần việc tương ứng với lứa tuổi. Để hiểu được khái niệm này, chúng ta cần chú ý đến các khía cạnh sau:

·                Sự phát triển bình thường của thể chất, các hình thái thể hiện ra ngoài qua vận động, cảm xúc, nhận thức giúp xác định đặc điểm sinh lý bình thường tương ứng với từng thời kỳ. Trên cơ sở này, chúng ta có thể phát hiện những đặc điểm bất thường, bệnh lý, chậm trễ cũng như lệch lạc trong quá trình phát triển của trẻ.

·                Sự tương tác của yếu tố môi trường, sinh học, bối cảnh, xã hội... lên quá trình phát triển của bé. Từ đó, chúng ta có thể xác định các yếu tố nguy cơ, góp phần hạn chế tác hại của các tác nhân này lên sự phát triển bình thường của bé.

·                Tính chuyên biệt của quá trình tăng trưởng và phát triển của từng bé. Điều này tương đồng với nghĩa là mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt. Do vậy, việc so sánh giữa 2 trẻ em là một sự khập khiển nếu chúng ta không tính đến các đặc trưng của từng bé. Trong điều kiện lý tưởng cho phép, việc theo dõi liên tục trẻ trong bối cảnh gia đình chính là phương pháp tốt nhất để đánh giá.

1.2         Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất:

·                Di truyền

·                Chủng tộc

·                Nội tiết

·                Tâm lý tình cảm

1.3         Đặc điểm của sự phát triển:

Sự phát triển các cơ quan bộ máy không cùng tốc độ:

·                Não: năm đầu tiên phát triển rất nhiều và gần như hoàn chỉnh lúc tròn 6 tuổi

·                Cột sống: phát triển mạnh lúc dậy thì

·                Tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục: phát triển chủ yếu ở thời kỳ dậy thì

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • đại cương
  • Các thời kỳ phát triển của trẻ
  • tóm tắt
  • Tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Quản lý trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm giang mai

    2834/BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá ngoại trú của người lớn bị đau ngực

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tràn dịch màng phổi một bên

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    Cập nhật tài khoản
    Nhiễm trùng tiểu và thai kỳ_W71
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space