Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Trở về mục nội dung gốc: Trần Thị Mộng Hiệp )

     5.1 Nhiễm trùng đường tiểu dưới:
    Chỉ cần 1 loại kháng sinh, thời gian 3 - 5 ngày.
    Chọn 1 trong các loại sau đây, tùy dịch tễ vi trùng học của từng nơi:
Nitrofurantoine (3-5mg/kg/ngày), Nitroxoline (20mg/kg/ngày), Amoxicilline (50mg/kg/ngày), Augmentin (50 mg/kg/ngày). Cephalosporine thế hệ 1 (25-50 mg/kg). 
Không nên chỉ định rộng rãi Cephalosporine thế hệ 3, vì đề phòng kháng thuốc. 

Kiểm tra lại nước tiểu sau điều trị 48 giờ. Không nên lập lại nhiều lần các xét nghiệm nước tiểu gây tốn kém và lo lắng cho gia đình.
Cho uống nhiều nước, giữ vệ sinh tại chỗ. Điều trị táo bón, giun kim.

5.2. Viêm bễ thận cấp (NKĐTN kèm sốt): 
Nếu không có dấu hiệu nặng, không cần nằm viện.

Tiêu chuẩn nằm viện: 
    Tuổi dưới 3 tháng
Bất thường hệ niệu
    Cơ địa suy giảm miễn dịch
    Dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: tổng trạng xấu dần, ói, bú kém ( nhũ nhi), ớn lạnh
    Đau hông lưng
    CRP ≥ 4 mg/dl
    Bạch cầu máu ≥15 000/mm³
    Ói hoặc không thể uống thuốc
    Không thể theo dõi ngoại viện.
    Thất bại điều trị ngoại viện 

Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch Cephalosporine thế hệ 3:
Cefotaxime: 100mg/kg/24giờ, chia 2-3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch, 4 ngày
Ceftriaxone: 50mg/kg/24giờ, 1 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch, 4 ngày

Sau đó chuyển sang đường uống (KS theo kháng sinh đồ hoặc với Cephalosporine thế hệ 3: Cefixime 8mg/kg/ngày chia 2 lần), tổng thời gian: 10 ngày.

Fluoroquinolone chưa được chỉ định cho trẻ em; có thể sử dụng khi không còn cách lựa chọn nào khác hơn.
Ciprofloxacin 20 - 30mg/kg/ngày (tối đa 800mg/ngày) IV chia 2 lần/ngày trong trường hợp nhiễm trùng Gram âm đa kháng.

Aminosid (Amiklin: 15mg/kg/24 giờ) được chỉ định cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (có thể dưới 18 tháng tuổi), viêm bể thận cấp ở trẻ sơ sinh, trẻ có dị dạng đường niệu nặng, suy giảm miễn dịch và dấu hiệu lâm sàng nặng. 

Kiểm tra sau 48-72 giờ: sốt, bạch cầu máu, CRP, cấy nước tiểu.
KS dự phòng cho đến khi chụp bàng quang ngược dòng.

5.3. Điều trị phòng ngừa:
Chỉ định:
. NKĐTN  + Trào ngược bang quang-niệu quản (> độ 3)
. NKĐTN tái phát nhiều lần
. Dị dạng đường niệu

Thuốc: 
Trimethoprim+ Sulfamethoxazole (Bactrim), Nitrofurantoin. Céphalosporine thế hệ 1, một liều duy nhất vào buổi tối; liều 1/3-1/2 liều bình thường. 
Thời gian: tùy nguyên nhân được giải quyết.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: Trần Thị Mộng Hiệp

  • Đại cương và định nghĩa
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Dự phòng
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    3- Tránh thức ăn

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    1.1. Định nghĩa, thuật ngữ

    2248/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    phác đồ xử trí các bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi IMCI

    IMCI.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Cấp cứu và xử trí bỏng
    Tư vấn dinh dưỡng
    Mộng thịt
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space