Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hội chứng Lown-Ganong-Levine

(Tham khảo chính: )

Hội chứng Lown-Ganong-Levine

Hội chứng Lown-Ganong-Levine (LGL) xảy ra khi có một đường phụ xuất hiện bẩm sinh nối trực tiếp tâm nhĩ với tâm thất, bỏ qua nút nhĩ thất tương tự như hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW). Do đó, khi nút xoang phát nhịp, điện khử cực không cần phải đi qua nút nhĩ thất như bình thường (thường làm chậm sự khử cực tâm thất). Thay vào đó, điện thế có thể đi xuống qua đường phụ và khử cực thất nhanh chóng. Khoảng thời gian giữa việc nút xoang phát nhịp và khử cực thất ngắn dẫn đến một khoảng PR ngắn trên ECG.

Đặc điểm chính khác biệt giữa các hội chứng LGL và WPW là đường phụ trong hội chứng LGL nối với đường dẫn truyền bình thường (bó His); trong khi ở hội chứng WPW đường phụ nối trực tiếp cơ tim thất. Do đó, cả hai hội chứng đều có khoảng PR ngắn, tuy nhiên hội chứng LGL sẽ không có sóng delta hoặc phức bộ QRS dãn rộng như đã thấy trong hội chứng WPW. Điều này là do dòng điện khử cực cơ thất xảy ra với tốc bình thường trong hội chứng LGL (hình dáng QRS sẽ không dãn rộng >120mm giây), trái ngược với hình ảnh có sóng delta do dòng điện đi từ tế bào cơ này đến tế bào cơ khác (hình dàng QRS>120mm giây) như trong WPW.

Các rối loạn và biến chứng của hội chứng LGL và hội chứng WPW là giống nhau: bao gồm Nhịp nhanh nhĩ vào lại nhĩ thất (AVRT) và Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Điều trị của hội chứng LGL tương tự như hội chứng WPW, thuốc chống loạn nhịp Procainamide thường được sử dụng. Cắt đốt đường phụ ở hội chứng LGL khó hơn so với hội chứng WPW vì nó nằm rất gần nút nhĩ thất và có nguy cơ gây ra Block nhĩ thất hoàn toàn và phải cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo:

  1. Surawicz B, et al. Circulation. 2009;119:e235-240.
  2. Chou's Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, Sixth Edition, Saunders, Philadelphia, 2008.

  • Chăm sóc trẻ bằng phươngng pháp căng gu ru
  • Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
  • An toàn người bệnh ngoại trú
  • Ngón tay dùi trống
  • các chế phẩm thuốc sắt
  • Điều trị viêm gan B
  • mộng thịt
  • DỰ PHÒNG CẤP I UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
  • test pdf
  • Phù bạch huyết, phù bạch mạch, lymphedema
  • giải phẫu bàn tay
  • xét nghiệm HIV không xác định
  • Đánh giá mức độ suy thận mạn theo độ lọc cầu thận
  • Bệnh Gout
  • tăng sinh mạch máu vùng rìa
  • Thông tin chung
  • Máy tạo nhịp buồng nhĩ (ECG Ví dụ)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hướng dẫn sử dụng một số thuốc chính trong điều trị các bệnh khớp hướng dẫn sử dụng thuốc chống viêm không steroid

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    DEFEROXAMIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    Quản lý phòng khám ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Chẩn đoán
    Triệu chứng phối hợp
    Lịch sử YHGĐ tại Việt Nam
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space