Ngoại tâm thu nhĩ (PAC)
Một ngoại tâm thu nhĩ là tình trạng xuất hiện bất thường một ổ phát nhịp tại nhĩ mà không phải do nút xoang, tạo ra một kích thích điện trước khi chu kỳ hoạt động tiếp theo của nút xoang bình thường. Do nốt phát nhịp tại nhĩ nên cũng gây ra sóng P dị thường (không giống với sóng P của nút xoang làm chủ nhịp, có đặc tính đi từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, từ sau ra trước). Hình thái của sống P có liên quan đến vị trí phát nhịp và hình thái khử cực của cơ vùng nhĩ (dựa vào hình ảnh sóng P có thể đoán được vị trí ổ phát nhịp hoặc vòng vào lại tạo ngoại tâm thu).
Do ngoại tâm thu nhĩ gây khử cực của nút xoang nên nó tái lập lại nhịp xoang mới. Điều này dẫn đến đặc trưng của ngoại tâm thu tại nhĩ. Có bốn đặc điểm chính của ngoại tâm thu nhĩ:
- Sớm: xảy ra sớm hơn chu kỳ bình thường, dẫn đến khoảng PP của ngoại tâm thu sẽ ngắn hơn các khoảng PP của chu kỳ bình thường đo được trước đó.
- Ổ phát nhịp ở ngoại vi, có nguồn gốc bên ngoài nút xoang, và do đó, hình thái sóng P sẽ khác với hình thái sóng P bình thường của nút xoang, thể hiện qua các đặc điểm sóng P ghi được trên các chuyển đạo.
- Phức bộ QRS hẹp; bởi vì hoạt động điện đi từ nhĩ, sẽ đi qua nút nhĩ thất và dẫn truyền bình thường theo các bó His-Purkinje bình thường ở tâm thất. Do vậy sẽ vẫn tạo ra hình ảnh khử cực khối cơ thất như bình thường. Không giống ngoại tâm thu thất (PVC), thường có phức bộ QRS dãn rộng vì sóng phát nhịp không dẫn truyền theo đường bình thường. Trong các trường hợp ít gặp hơn, Ngoại tâm thu nhĩ (PAC) có thể phối hợp cùng với bệnh lý nền dạng block nhánh trái hoặc phải, hoặc dẫn truyền theo đường phụ, do vậy có thể gây khó khăn cho việc phân biệt với Ngoại tâm thu thất (PVC).
- Không có khoảng nghỉ bù sau ngoại tâm thu: nhịp ngoại tâm thu nhĩ làm cho nút xoang bị thiết lập lại chu kỳ tự động tính của nút xoang, điều này thể hiện thời gian PP của chu kỳ phát nhịp tiếp sẽ bằng đúng thời gian của PP của chu kỳ bình thường. Trong thực hành, việc đo giá trị thời gian giữa sóng P bình thường ngay trước và ngay sau nhịp ngoại tâm thu nhĩ sẽ có thời gian ngắn hơn so với thời gian PP của 2 sóng bình thường.
Ngoại tâm thu nhĩ nhịp đôi
Khi có sự xuất hiện ngoại tâm thu nhĩ đi thành từng cặp: 1 nhịp bình thường, 1 nhịp ngoại tâm thu nhĩ thì được gọi là ngoại tâm thu nhĩ nhịp bộ đôi. Ví dụ như hình trên, tất cả các phức bộ QRS thứ 2 đều từ ngoại tâm thu nhĩ đi liền sau một nhịp bình thường, đồng thời nhịp kế tiếp có khoảng nghỉ kéo dài
Ngoại tâm thu nhĩ không dẫn thành sóng khử cực thất
Nếu một ngoại tâm thu nhĩ xảy ra và lan truyền đến nút nhĩ thất khi nút này chưa kịp hồi phục điện thế màng, được xem là thời kì trơ. Khi đó dòng điện ngoại tâm thu sẽ không đi qua được nút nhĩ thất, dẫn đến không chuyển xuống được thất, không gây khử cực thất, không tạo phức bộ QRS theo sau.
Hoặc ngược lại cũng có thể có hiện tượng là sóng ngoại tâm thu nhĩ gây khử cực sớm. Sau đó sóng bình thường của nút xoang sẽ không thể gây khử cực thất do cùng hiện tượng trơ của nút nhĩ thất. Phải đợi đến nhịp sau mới gây khử cực. Hiện tượng này gây hình ảnh khoảng PR kéo rất dài trước khi xuất hiện phức bộ QRS. Trong trường hợp ngoại tâm thu nhĩ nhịp đôi, người đọc có thể nhầm lẫn rằng đây là nhịp tim chậm xoang, bởi vì có nhịp ngoại tâm thu không khử cực thất, tần số nhịp nhĩ gấp 2 lần nhịp thất và tần số QRS sẽ chậm hơn.
Nhát Ashman
Hình ảnh Ashman hay nhát Ashman, xảy ra khi một ngoại tâm thu nhĩ hoặc nhịp trên thất xảy ra trước khi nhánh phải hồi phục sau giai đoạn trơ. Điều này tạo ra một hình ảnh block nhánh phải và có thể bị nhầm lẫn với một nhịp ngoại tâm thu thất.
Ví dụ ECG:
Tài liệu tham khảo
1. Chou's Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, Sixth Edition, Saunders, Philadelphia, 2008.
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009; doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.
|