Sóng R
Sóng R là sóng dương đầu tiên sau sóng P và thuộc phức bộ QRS. Hình dạng sóng R tự nó ít quan trọng trên lâm sàng nhưng có thể thay đổi tùy tình huống.
Sóng R thường thấp ở V1. Trong suốt các chuyển đạo trước ngực (V1-V6), sóng R cao dần, đến điểm mà sóng R lớn hơn sóng S trong chuyển đạo V4. Sóng S sau đó trở nên khá nhỏ ở V6; đây được gọi là sự “diễn tiến” bình thường của sóng R. Khi biên độ sóng R vẫn thấp hơn so với biên độ của sóng S ở V3 đến V4 - gọi là R cắt cụt.
Cả hai loại diễn tiến sóng được mô tả dưới đây.
Thông thường biên độ sóng R thường khá thấp ở V1; nếu sóng R lớn ở V1 - biên độ lớn hơn sóng S - đây có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Các nguyên nhân gây ra tỷ lệ sóng R / S lớn hơn 1 ở chuyển đạo V1 bao gồm block nhánh phải, hội chứng Wolff-Parkinson-White , nhồi máu cơ tim cấp thành sau, phì đại thất phải và phì đại thành sau đơn độc, có thể xảy ra trong bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne .
Nếu có block nhánh phải, có thể có hai sóng R, dẫn đến sự xuất hiện của hình ảnh tai thỏ của phức hợp QRS. Trong trường hợp này, sóng R thứ hai được gọi là R’.
|