Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Block nút xoang

(Tham khảo chính: 5. Các bệnh lý rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất (các dạng block trong tim))

Block nút xoang

Block nút xoang xảy ra khi hoạt động phát điện của nút xoang bị ức chế hoặc bị chặn hoàn toàn trước khi nó có thể thoát khỏi nút xoang và khử cực tâm nhĩ, do đó không thể tạo được sóng P có hình dạng bình thường trên ECG theo chiều di chuyển từ phải sang trái, từ trên xuống dưới và có thể hướng ra trước (tuy nhiên có thể xuất hiện các sóng phát nhịp khác của nhĩ gây nên các dạng sóng P bất thường khác).
 

Block nút xoang độ I

xảy ra khi hoạt động phát nhịp của nút xoang bị ức chế, thời điểm phát nhịp trễ hơn bình thường và ảnh hưởng đến thời gian khử cực tâm nhĩ. Bất thường này không thể thấy được trên ECG 12 chuyển đạo vì thời gian mà nút xoang hoạt động không đo được, không biết đâu là nhịp chuẩn. ECG có thể chỉ đơn giản là hiển thị nhịp xoang lúc nhanh, lúc chậm hoặc chỉ có thể nhịp chậm xoang. Điều này khác với Block Nhĩ thất độ I (với đặc thù là khoảng PR kéo dài)

Block nút xoang độ II

Block nút xoang độ II được chia thành Type 1 và Type 2.

Block nút xoang độ II Type 1 (Wenkebach) có sự ngắn dần dần các khoảng RR hoặc PP cho đến khi sóng P bị chặn trong nút xoang, biến mất trên ECG. Sau đó là một khoảng ngưng xoang (ngắn hơn hai khoảng RR trước đó). Đây là một ví dụ:

Block nút xoang độ II Type 1 (Wenckebach)

 

Block nút xoang độ II Type 2 có các khoảng RR và PP đều, sau đó một sóng P bị chặn trong nút xoang và không thấy trên ECG. Khoảng ngưng xoang ở đây bằng đúng các khoảng RR trước đó (thường là hai lần RR).

Block nút xoang độ II Type 2

2ndDegreeTypeII-SAExitBlock

Block nút xoang độ III

Block nút xoang độ III xảy ra khi không có nhịp phát nào từ nút xoang có thể rời khỏi nút xoang. Không thấy sóng P trên điện tâm đồ. Khi đó một nhịp thoát bộ nối có thể xảy ra . Nếu không có nhịp thoát bộ nối, một khoảng ngưng xoang kéo dài có thể dẫn đến vô tâm thu và ngừng tim.

Tài liệu tham khảo

1. Chou’s Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, 6e
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009;doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.

  • Block nhánh trái
  • Block phân nhánh trái trước
  • Block nhánh phải
  • Block nhĩ thất 2:1
  • Block 2 nhánh
  • Block 3 nhánh dẫn truyền
  • Block nhĩ thất độ II Mobitz 1 (Wenkebach)
  • Block nhĩ thất độ III
  • Block nút xoang
  • Block nhĩ thất độ II Mobitz 2
  • Block phân nhánh trái sau
  • Block nhĩ thất độ I
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân thể ngứa thứ phát không kèm sang thương da phân bổ toàn thân (thể số 2)

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tiếp cận các bệnh lý nội khoa thường gặp phần 1
    Theo dõi trong quá trình chuyển dạ
    Tỷ Lệ Giảm Trọng Lượng (Weight Loss – WL)
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space