Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tầm quan trọng của đánh giá tình trạng bệnh nhân (triage)

(Tham khảo chính: ICPC )

Đau bụng cấp đòi hỏi Thầy Thuốc phải xác định nhanh tình trạng bệnh nhân qua thăm khám lâm sàng, từ đó phân tầng bệnh nhân:
•    Bệnh nhân có tình trạng cấp cứu khẩn: cần có sự hỗ trợ về đường thở, hô hấp, tuần hoàn, cần được hồi sức cấp cứu ngay.
•    Bệnh nhân có tình trạng cấp cứu nội khoa: cần hội chẩn ngay hoặc chuyển đến chuyên khoa liên quan (ví dụ: bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp cần được chuyển đến đơn vị có can thiệp mạch vành).
•    Bệnh nhân nghi ngờ bụng ngoại khoa: cần mời hội chẩn ngay hoặc chuyển đến nơi có bác sĩ chuyên khoa ngoại hoặc bác sĩ sản phụ khoa (ví dụ: thai ngoài tử cung vỡ, thủng dạ dày,...)
•    Bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau: Thầy Thuốc phải thật cẩn thận khi sử dụng thuốc giảm đau trên bệnh nhân đau bụng cấp vì có thể làm lưu mờ một số triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, từ đó dễ bỏ sót chẩn đoán cũng như chẩn đoán chậm trễ những cấp cứu ngoại khoa.
•    Bệnh nhân có tình trạng ổn định: có thể hỏi bệnh sử kỹ hơn và làm thêm xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
 

  • Mục tiêu
  • Tình huống
  • Tổng quan
  • Tầm quan trọng của đánh giá tình trạng bệnh nhân (triage)
  • Một số cách phân loại đau bụng cấp
  • Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng trong chẩn đoán đau bụng cấp
  • Hướng xử trí ban đầu
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    DACARBAZIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    báo cáo

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Trẻ em

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Ngoại tâm thu nhĩ (ECG Ví dụ)
    bài làm 8
    Các thành phần giao diện chung
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space