Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVNRT)
Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất là rối loạn nhịp trên thất thường gặp nhất ở người trưởng thành. Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất xảy ra khi có một vòng vào lại bên trong nút nhĩ thất. Trong tình huống này, có 2 đường dẫn truyền riêng biệt trong nút nhĩ thất thay vì chỉ tồn tại 1 đường như bình thường (xảy ra ở 5% dân số)
Hay có cách gọi khác là nút nhĩ thất "sinh lý đôi". Một đường sẽ chậm hơn đường còn lại và có thời gian trơ ngắn hơn; trong khi đường dẫn truyền nhanh có thời gian tái cực dài hơn. Con đường dẫn truyền bình thường sẽ qua đường dẫn truyền nhanh với thời gian trơ dài.
Khi có một ngoại tâm thu nhĩ (PAC) hay ngoại tâm thu thất (PVC) (ít gặp hơn) xảy ra vào đúng lúc đường dẫn truyền bình thường còn đang trơ. Khi đó sóng điện khử cực sẽ dẫn truyền qua đường nhanh với thời gian trơ ngắn hơn. Sau khi khử cực thất (hoặc nhĩ), sóng điện sẽ vòng trở lại qua đường dẫn truyền nhĩ-thất bình thường (đường nhanh - trơ dài) khi đó đã tái cực xong và tạo thành một vòng vào lại.
Một ngoại tâm thu thất khởi đầu Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất.
Trên điện tâm đồ (ECG) thấy:
- 2 nhịp đầu là nhịp bình thường với sóng P đi trước phức bộ QRS. Sau đó xuất hiện 1 ngoại tâm thu thất.
- Tiếp theo nhịp ngoại tâm thu là nhịp nhanh trên thất với phức bộ QRS hẹp
- Xuất hiện sóng P ngay sau phức bộ QRS (khoảng RP ngắn)tạo nên hình ảnh ngắt nốt trên hình của đoạn ST và sóng T
- Nhịp nhanh này dễ chấm dứt bằng cách ức chế nút nhĩ thất (xoa xoang cảnh hoặc dùng adenosine)
Ví dụ:
Tài liệu tham khảo:
-
Chou's Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, Sixth Edition, Saunders, Philadelphia, 2008.
-
Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009; doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.
|