Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


5.4 Định dạng xuất bản – định dạng chế bản

(Tham khảo chính: Y học gia đình )

Có nhiều định dạng tài liệu khác nhau. Một số định dạng cho phép hiệu chỉnh, một số không cho phép hiệu chỉnh một khi đã xuất bản dạng hoàn chỉnh. Chúng ta có thể liệt kê tên một số định dạng như sau:
•    Dùng để xuất bản (dưới dạng sử dụng, in ấn, đọc trên máy vi tính): PDF, HTML, SCORM, các dạng tập tin hình ảnh, âm thanh, hoạt họa, phim…
•    Dùng để chế bản (có nghĩa là cho phép hiệu chỉnh, thay đổi): Latex, XML, kịch bản, TXT, …
•    Dạng trung gian, vừa có thể hiệu chỉnh, vừa có thể xuất bản: Các dạng tập tin của MS office, openoffice, …
Cụ thể, định PDF rất thường sử dụng đế xuất bản tài liệu bài giảng dạng sách hiện nay. Lý do là định dạng này mang lại nhiều ưu điểm như: Công cụ xem miễn phí, cố định hình thức trình bày đúng như khi nó được xuất bản, in ấn dễ dàng, kích thước tập tin hợp lý, cho phép một số tương tác (biểu mẫu, tô màu, ghi chú), các hiệu chỉnh trực tiếp trên nội dung rất hạn chế và hầu như “miễn dịch” với virus máy tính. Vì định dạng PDF không cho phép hiệu chỉnh, giảng viên nên lưu giữ bản gốc tài liệu bài giảng (dùng để tạo tập tin PDF, ví dụ như MS Words, MS powerpoint, openoffice) để về sau có thể cập nhật – thay đổi khi cần.
Đối vào đào tạo trực tuyến, để có thể tái sử dụng nội dung, định dạng SCORM thường được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, định dạng này có cấu trúc tương đối phức tạp và không nhiều người nắm rõ. Về cơ bản, định dạng SCORM là một tập tin nén theo chuẩn ZIP, trong đó có chứa:
•    Toàn bộ các tập tin dạng trang web (HTML, hình ảnh, thư viện định dạng CSS), thư viện và nội dung tập tin hoạt hình flash.
•    Có tập tin mã lệnh thực thi cho phép chuyển – lưu trữ thông tin (ví dụ như điểm, thời gian học tập, hoạt động học tập)
•    Tập tin cấu trúc cho phép lưu giữ thông tin mô tả tất cả các tập tin – tài liệu đóng gói chung tập tin nén.
Với định dạng SCORM, chúng ta không thể thay đổi được nội dung đã được đóng gói (ví dụ như thay đổi câu hỏi trắc nghiệm…), hoặc nếu muốn thay đổi thì kỹ thuật cũng rất phức tạp. Do vậy nó được xem là định dạng xuất bản hơn là định dạng chế bản. Cách tốt nhất để cập nhật là sử dụng lại tập tin nội dung nguồn đã sử dụng để tạo tập tin SCORM. Ưu điểm của SCORM là nó được xem là chuẩn trao đổi hiện nay giữa nhiều hệ quản trị đào tạo khác nhau. Chính điều này cho phép tái sử dụng dễ dàng nội dung đào tạo trên các hệ thống, các chương trình đào tạo. Một điểm cũng cần lưu ý là SCORM chỉ là dạng đóng góp tổ hợp các tập tin nội dung. Trong đó, các tập tin hình ảnh, hoạt hình, công thức hóa học, bài giảng dạng MS Words… vẫn để ở dạng có thể thay đổi hiệu chỉnh bình thường nếu như người dùng có chương trình phù hợp.
Tập tin video (phim) mà một định dạng đặc biệt, nội dung vì nó là một chuỗi các hình ảnh xếp theo tuần tự thời gian. Do vậy, một khi video được xuất bản thì chúng ta không thể thay đổi được gì trên nội dung. Tương tự với tập tin âm thanh – ghi âm, rất khó có thể cập nhật – hiệu chỉnh nội dung. Cách tốt nhất là chúng ta lưu trữ tốt các tập tin kịch bản, ghi âm thô ban đầu để có thể tạo ra nội dung mới khi cần.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • 5.1 Giới thiệu tài liệu dạng số
  • 5.2 Các phạm trù cơ bản
  • 5.3 Xây dựng tài liệu số
  • 5.4 Định dạng xuất bản – định dạng chế bản
  • 5.5 Tuổi đời nội dung (thời hạn sử dụng của tài liệu)
  • 5.6 Các thuộc tính bài giảng trực tuyến
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu của buổi khám bệnh

    nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị căn nguyên

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    So sánh trung vị giữa nhiều nhóm (tiếp)
    Cần mô tả mục đích chính
    Viêm da tay bóng nước (tổ đĩa)

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 16/02/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space