Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người

(Tham khảo chính: 1658/QĐ-BYT)

Bệnh sán dây chó là bệnh gây ra bởi các loài sán thuộc giống Echinococcus. Bệnh sán dây chó ở người có 2 hình thái tổn thương chính:

- Thể nang nước (Cystic echinococcosis-CE): do người nhiễm ấu trùng sán dây chó loài E. granulosus, bệnh gặp ở hầu hết các châu lục đặc biệt là những vùng nuôi nhiều cừu, bò. Tại châu Á, bệnh phân bố tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mông Cổ, In đô nê xi a, Băng la đét, Nê pal, Ấn Độ. Tại Việt Nam đã ghi nhận các bệnh nhân có nang nước ở phổi do loài E. ortleppi.

- Thể nang tổ ong (Alveolar echinococcosis-AE): do người nhiễm ấu trùng sán dây chó loài E. multilocularis, bệnh lưu hành tại vùng bắc bán cầu như ở Trung Quốc, Nga, Bắc Âu, Bắc Mỹ.

1.1. Tác nhân

Giống Echinococcus có khoảng 10 loài đã được ghi nhận, trong đó hai loài gây bệnh chính ở người là: E. granulosusE. multilocularis.

1.2. Nguồn bệnh

- E. granulosus có vật chủ chính là: chó nuôi, chó hoang...; vật chủ trung gian là loài động vật ăn cỏ, đặc biệt là cừu.

- E. multilocularis có vật chủ chính là các loài động vật hoang dại: cáo, chồn...; vật chủ trung gian là loài gặm nhấm như chuột đồng, chuột nhà.

1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Tất cả mọi người, cả hai giới đều có khả năng nhiễm ấu trùng sán dây chó và có thể bị tái nhiễm nếu ăn phải trứng sán dây chó.

1.4. Phương thức lây truyền

Người mắc bệnh do nuốt phải trứng sán dây chó khi ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm trứng sán dây chó hoặc người sau khi có tiếp xúc trực tiếp với chó, cáo, chồn nhiễm bệnh.

1.5. Chu kỳ phát triển của sán dây chó

Chu kỳ phát triển sán E. granulosus (Nguồn US-CDC, 2019)

(1). Sán dây chó E. granulosus trưởng thành dài 2-7 mm, sống tại ruột non của vật chủ chính.

(2). Trứng sán dây chó chứa phôi lây nhiễm (ấu trùng) thải ra môi trường qua phân và có thể gây nhiễm ngay lập tức.

(3). Trong vật chủ trung gian, ấu trùng thoát vỏ, xuyên qua thành ruột, vào hệ tuần hoàn để đi đến các cơ quan nội tạng.

(4). Ấu trùng sán dây chó phát triển thành các nang nước có thành dày, to dần, chủ yếu gặp ở gan và phổi. Dịch nang trong, mặn, ưu trương, có chứa các đầu sán và có thể hình thành các nang con. Ở người, các nang có thể vỡ, tạo ra các nang thứ phát.

(5)_(6). Vật chủ chính sau khi ăn các phủ tạng có nang kén, các đầu sán sẽ thoát ra, bám vào thành ruột, phát triển thành sán dây chó trưởng thành sau khoảng 32-80 ngày.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202210141658_QD-BYT_sandaycho.doc.....(xem tiếp)

  • Lâm sàng
  • cận lâm sàng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Tiêu chuẩn khỏi bệnh
  • Phòng bệnh
  • chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Quan điểm của thế giới

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cận lâm sàng

    2201/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Cung cấp thông tin trước xét nghiệm
    Nguyên lý cơ bản về dự phòng tiên phát bệnh tim mạch
    Cơ hoành
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space