Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhũ ảnh

(Tham khảo chính: ICPC )

Nhũ ảnh

1. Chụp nhũ ảnh (chụp x quang vú)

Khuyến cáo chụp nhũ ảnh:

  • Nữ≥ 30 tuổi + cóvấn đềvề vú mới xuất hiện (đặc biệt ở nữ có nguy cơ K vú): chụp nhũ ảnh nên là CLS được chỉ định đầu tiên.
  • Nữ  40-49 tuổi: nên được bắt đầu tầm soát K vú bằng cách chụp nhũ ảnh và được chụp lại mỗi 1-2 năm.
  • Nữ ≥ 50 tuổi: nên được chụp nhũ ảnh mỗi năm

Hiện nay, chụp nhũ ảnh được xem là phương tiện tầm soát ung thư vú hiệu quả nhất. Các dấu hiệu trên nhũ ảnh gợi ý bệnh ác tính như vôi hóa theo cụm, không đối xứng; mật độ ngày càng tăng; khối u mới xuất hiện có bờ không đều hoặc bờ gai.Chụp nhũ ảnh giúp theo dõi ở bệnh nhân đã có K vú vì 6% bênh nhân sẽ xuất hiện K vú ở bên vú đối diện. Ngoài ra, chụp nhũ ảnh giúp định vị để thực hiện sinh thiết qua kim nhỏ (FNA).

Tuy nhiên, chụp nhũ ảnh cũng có một số hạn chế như không thể xác định một khối u là lành tính và bản chất của khối u (dạng đặc hoặc nang). Kết quả chụp nhũ ảnh bình thường cũng không giúp loại bỏ sự cần thiết thực hiện các thăm dò khác đối với một khối u nghi ngờ. Nhũ ảnh có thể bỏ lỡ 10-20% ung thư vú có thể sờ thấy trên lâm sàng. 

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Nguyên nhân
  • Lâm sàng
  • Khám lâm sàng
  • Một số hình ảnh ung thư vú
  • Nhũ ảnh
  • Siêu âm
  • MRI (cộng hưởng từ)
  • Sinh thiết
  • TIẾP CẬN BỆNH NHÂN CÓ KHỐI U VÚ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    HỘI CHỨNG CO GIẬT VÀ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ Ở TRẺ SƠ SINH

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sự lão hóa da

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Biểu đồ trẻ sinh non Fenton
    Tình huống 1
    Giới thiệu chương trình học K46
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space